【ngoac tv trực tiếp bóng đá】Doanh nghiệp chờ tiêu chuẩn cho camera Make in Vietnam
Sáng ngày 25/11,ệpchờtiêuchuẩnchocameraMakeinVietnam ngoac tv trực tiếp bóng đá Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Tiêu chuẩn nào cho camera Make in Vietnam?”.
Phát biểu tại buổi tọa đàm này, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet nhấn mạnh, nhu cầu thị trường camera thông minh phục vụ cho các hộ gia đình, tòa nhà và các đơn vị, tổ chức cũng như phục vụ cho công tác giám sát quản lý xã hội rất lớn.
Tuy nhiên, ông Võ Đăng Thiên cũng cho biết, có một thực tế là hơn 90% thị phần camera tại Việt Nam đang là camera xuất xứ nước ngoài mà chủ yếu từ Trung Quốc nên việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin là điều đáng phải quan tâm. Thậm chí một số dòng camera hoạt động theo cơ chế Cloud kết nối về server đặt tại nước ngoài và người dùng ở Việt Nam phải "vòng" qua server này trước khi kết nối vào camera của mình.
Xu hướng sử dụng camera ngày càng phổ biến, nó là thành phần quan trọng trong hệ thống Chính phủ điện tử, Chính quyền số và thành phố thông minh, giúp giám sát giao thông, an ninh trật tự...
“Các doanh nghiệp sản xuất camera là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Việt Nam chủ động phát triển các thiết bị này với chất lượng tốt và đảm bảo an toàn là hết sức cần thiết, việc này cũng giảm thiểu được các nguy cơ lộ dữ liệu nhạy cảm cho người dùng”, ông Võ Đăng Thiên nói.
Tại buổi tọa đàm này, các doanh nghiệp gồm: MobiFone Global, Viettel High Tech, VNPT Technology, Pavana, Bkav, Lumi Việt Nam đã giao lưu và chia sẻ xung quanh vấn đề sản xuất camera Make in Việt Nam với độc giả VietNamNet:
Hiện trên thị trường camera từ nước ngoài chiếm tới trên 90%. Vậy các camera Make in Việt Nam có thể cạnh tranh được với các Camera nhập ngoại trên sân nhà hay không?
Ông Nguyễn Trung Kiên, CEO Pavana: Chúng tôi định vị mình là doanh nghiệp ODM, thiết kế và sản xuất cho các hãng trong Việt Nam và cả trên thị trường quốc tế.
Để trả lời cho câu hỏi sản phẩm của Việt Nam có cạnh tranh được với sản phẩm ngoại hay không? Tôi cho rằng không chỉ các sản phẩm camera mà hầu hết sản phẩm điện tử nói chung rất khó cạnh tranh với sản phẩm Trung Quốc về giá. Không có ai lạc quan để nói rằng chúng ta có thể tạo ra được các sản phẩm rẻ hơn, chất lượng tốt hơn sản phẩm Trung Quốc trong một sớm một chiều.
Nhưng nếu chúng ta đầu hàng luôn từ đầu thì không có sản phẩm Made in VietNam. Tuy nhiên, để cạnh tranh được thì cần có 2 yếu tố đó là quy mô thị trường đủ lớn, thị trường có quy mô đại trà. Điều này có nghĩa là chúng ta phải tiếp cận ở thị trường toàn cầu. Nếu chúng ta sản xuất một sản phẩm nào đó, không chỉ camera nhưng chỉ tiếp cận là tập trung ở thị trường Việt Nam thì điều đó rất khó.
Yếu tố thứ 2 đó là các chính sách bảo trợ của Nhà nước. Chúng ta có thể thấy tất cả các nước đã đi trước mình làm sản phẩm gì trong giai đoạn đầu cũng cần sự bảo trợ, hỗ trợ của Nhà nước nhất định. Nếu doanh nghiệp có cả 2 yếu tố này thì sẽ phát triển rất tốt. Nếu không thì phải có 1 trong 2. Như Pavana hiện nay đang kêu gọi sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời cũng hướng đến thị trường toàn cầu. Khi hướng đến thị trường quốc tế thì cần xác định đối tác của chúng ta là ở toàn cầu, nguồn lực của chúng ta cũng ở toàn cầu chứ không chỉ của Việt Nam. Như vậy, chúng ta có thể cạnh tranh được nếu có 2 yếu tố này.
Khó khăn lớn nhất là chúng ta chưa có hệ sinh thái sản xuất nói chung. Chẳng hạn như thị trường Trung Quốc khi doanh nghiệp sản xuất một thiết bị nào đó thì có sẵn các nhà cung cấp, đối tác đồng hành. Thế nhưng, ở Việt Nam tìm kiếm các đối tác đồng hành như vậy rất khó và chúng tôi phải tìm kiếm đối tác nước ngoài. Đã đi vào sản xuất thì chúng ta phải đối mặt và giải quyết được bài toán này.
Thương hiệu và sản phẩm Việt Nam đang chưa đủ lớn, người tiêu dùng còn sự nghi ngại với sản phẩm thương hiệu của Việt Nam. Với các thương hiệu lớn dần có như hiện nay thì chúng ta từng bước xây dựng được điều này.
Về ý tưởng thành lập liên minh camera Make in Vietnam: Chuỗi giá trị là đường cong nụ cười. Nếu chúng ta xác định mỗi doanh nghiệp một phân khúc, một vai và giá trị của chúng ta là gì. Chẳng hạn, chúng tôi xác định chúng tôi là một nhà sản xuất ODM tức là ở đáy của nụ cười. Nhưng câu chuyện làm thương hiệu, các ý tưởng và thiết kế về sản phẩm quan trọng hơn rất nhiều. Việc sản xuất ở đáy của nụ cười thì cần sản lượng, cần quy mô do đó cần sự đồng hành của các hãng. Trong khi các doanh nghiệp lớn có thể phát triển thương hiệu và chăm sóc khách hàng. Nếu thành lập được liên minh và có thể phân vai trong đường cong nụ cười này thì với các doanh nghiệp Việt Nam là điều vô cùng tốt.
Ông Hoàng Quốc Huy, Phó Tổng giám đốc MobiFone Global: Chúng ta có thể thấy trên thị trường camera ngoại nhập, đặc biệt Trung Quốc chiếm đến 90%. Có cả những loại hàng nhập theo đường chính ngạch và tiểu ngạch. Đây là một sản phẩm rất nhạy cảm, do đó điều này rất có vấn đề.
Vì sao nhập khẩu nhiều vậy? Bởi vì người dân quan tâm đến chi phí thấp, thấy rẻ là mua, dùng được đã trước khi quan tâm đến các vấn đề khác như bảo mật. Hàng Trung Quốc sản xuất số lượng lớn nên rẻ. Nhưng chúng ta vẫn cạnh tranh được.
Trong lịch sử, trận Bạch Đằng đã cho chúng ta thấy bài học của lòng dân. Trong thời hiện đại, việc cạnh tranh trong kinh doanh cũng vậy, lòng dân, sự đoàn kết của các doanh nghiệp và sự đồng hành của chính phủ là hết sức quan trọng. Giống như khi xưa, chúng ta cũng phải sáng tạo ra những loại “vũ khí” riêng giống như các “trận địa cọc” để đối đầu vào đối thủ ngoại khi họ tràn vào thị trường trong nước.
Đối với doanh nghiệp viễn thông, camera giờ không phải như ngày xưa, kết nối cáp đồng trục và mỗi hộ phải có một đầu thu, giờ là camera IP kết nối Internet. Hiện nay dịch vụ camera gần giống như một dịch vụ viễn thông. Do cần phải có kết nối đường truyền kết nối, lưu trữ trên cloud,... đây là thế mạnh của các nhà mạng. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ không có được sự kết nối với các nhà mạng như các doanh nghiệp sản xuất camera trong nước.
Ông Đoàn Mạnh Hà, Giám đốc bộ phận sản phẩm Bkav AI View: Bkav đã có 4 năm nghiên cứu phát triển camera AI Make in Vietnam. Trong thời gian này, Bkav cũng đã tìm câu giải đáp. camera Trung Quốc nhiều ưu điểm, giá tốt, sản xuấ nhanh, thị trường lớn. Tuy nhiên, trên diễn biến thị trường hiện tại, chúng ta có nhiều lợi thế để cạnh tranh.
Thứ nhất, về tính bảo mật: Lịch sử đã có nhiều bê bối liên quan đến bảo mật của camera Trung Quốc. Chẳng hạn, Xiaomi từng gặp vấn đề chuyển nội dung hình ảnh của một khách hàng qua cloud về điện thoại của một người khác. Xiaomi đã xin lỗi và thừa nhận vấn đề. Dữ liệu của thị trường Việt Nam nếu dùng camera Trung Quốc, server Trung Quốc sẽ chuyển qua server đó trước rồi chuyển đến người sử dụng. Đây là vấn đề lớn, đáng lo ngại liên quan đến bảo mật, lưu trữ, an toàn thông tin, an ninh quốc phòng. Các cơ quan quản lý của Việt Nam không kiểm soát được.
Tiếp theo, về thị trường: Thương chiến đang xảy ra giữa các quốc gia hàng đầu thế giới. Mỹ đã ban hành điều luật chính thức để hạn chế sử dụng thiết bị an ninh đến từ quốc gia bị cảnh báo an ninh, đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường quốc tế. Bkav cũng đã bán được hàng cho một số thị trường khó tính.
Thứ ba, câu chuyện Make in Vietnam. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Các sản phẩm Make In Vietnam có lợi thế nhất định khi tham gia các mảng như chính phủ (Gov). Với lời kêu gọi của Thủ tướng, tôi tin chính phủ sẽ nỗ lực, quyết tâm để sử dụng tối đa thiết bị có công nghệ Vietnam, Make in Vietnam.
Cuối cùng, chúng ta có nguồn nhân lực chất lượng cao: AI sẽ là xu hướng tất yếu trong giai đoạn tới, đặc biệt là “computer vision”. Người Việt Nam học toán rất tốt, trong khi AI phát triển dựa trên nền tảng toán học. Doanh nghiệp Việt Nam tham gia AI rất nhiều, tốt và mạnh. AI trên thị trường tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lên tới 50%. Đây là thị trường cực kỳ lớn mà doanh nghiệp Việt Nam rất có lợi thế.
Bkav đề xuất khái niệm AI ứng dụng. Mỗi doanh nghiệp lại có một đòi hỏi khác về AI, mỗi camera AI sắp tới có thể biến thành một robot giải quyết nhu cầu cụ thể AI của từng doanh nghiệp, từng địa phương. Chỉ có kỹ sư Việt Nam mới khảo sát, ghi nhận đầu bài, thu thập dữ liệu và training AI để giải quyết cho từng nhu cầu cụ thể. Đây chính là điểm camera nước ngoài chưa làm được. Chúng ta hoàn toàn có cơ hội nhân rộng mô hình đó cho từng doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam: Lumi đến giờ đã được 10 năm phát triển, bắt đầu từ năm 2012, từ nghiên cứu phát triển, sản xuất thiết bị, xây dựng hệ thống phân phối, bán hàng giải pháp Nhà thông minh tại thị trường trong nước và xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.
Về khả năng cạnh tranh của camera Make in Vietnam so với camera ngoại nhập, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được.
Thông thường hiện nay các khách hàng vẫn đang chọn camera chủ yếu là theo giá, là do họ chưa biệt được những giá trị khác mà sản phẩm có thể mang lại. Đơn cử như, sản phẩm camera liên quan đến nhiều hình ảnh, dữ liệu có thể là nhạy cảm, mang tính cá nhân. Song thực tế nhiều người dùng chưa nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này. Nhiều người dùng khi xảy ra sự cố lộ lọt dữ liệu, họ mới thấy vấn đề bảo mật dữ liệu từ thiết bị camera là vấn đề quan trọng.
Một sản phẩm muốn bán được thì cần phải mang lại các giá trị cho người dùng. Rõ ràng là, nếu chỉ về giá, các sản phẩm camera của doanh nghiệp trong nước sản xuất hiện chưa thật sự cạnh tranh được với camera Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm những tính năng đặc thù để khách hàng có thể lựa chọn. Ví dụ như, Bkav có thêm tính năng AI, hay như Lumi không chỉ là 1 bán một sản phẩm cho khách hàng mà cung cấp cho họ cả một giải pháp tổng thể, hoàn chỉnh trong đó có tích hợp camera.
Chúng ta có nhiều cách để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, chứ không chỉ là tìm cách để tối ưu giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tôi cho rằng cũng cần chúng trọng truyền thông để người dùng hiểu rằng khi lựa chọn camera một cách thông minh, cần chọn sản phẩm đáp ứng nhiều yêu cầu, đặc biệt là các yêu cầu về an toàn, bảo mật thông tin.
Kết hợp truyền thông, sự nhận biết của khách hàng, các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm, giải pháp của Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được với những đơn vị cung cấp camera nước ngoài. Bên cạnh việc cần có sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất camera Vietnam cũng cần hợp tác với nhau để tạo ra nhiều giá trị, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dùng.
Ông Khương Duy, Giám đốc Trung tâm Camera của Viettel High Tech:Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi nhận được phản hồi rất tích cực từ người dùng thử nghiệm. Đặc biệt là tính năng bảo mật E2EE được nhiều người sử dụng đánh giá cao. Với các khách hàng đang sử dụng dịch vụ FTTH, Viettel đánh giá cao sự toàn diện với các sản phẩm hệ sinh thái hộ gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn gặp phải một số khó khăn như: Thứ nhất khách hàng chưa hoàn toàn tin tưởng đây là sản phẩm do Việt Nam nghiên cứu sản xuất. Thứ hai là các tính năng AI nâng cao chưa thực sự là nhu cầu thiết yếu. Thứ ba giá bán đang là yếu tố then chốt đối với đại đa số khách hàng, nhu cầu sử dụng đang ở mức cơ bản, nhiều người chưa chú ý đến an toàn thông tin và bảo mật.
Tuy nhiên, Viettel High Tech không tập trung cuộc chiến về giá, giá trị mang lại không chỉ là bản thân sản phẩm camera mà là cả một giải pháp, nền tảng, hệ sinh thái nhằm mục đích mang đến nhiều giá trị gia tăng cho người dùng. Đặc biệt, chúng tôi tập trung vào tính năng an toàn cho người dùng cá nhân, bảo mật an toàn trong xây dựng giao thông thông minh, đô thị thông minh, phục vụ cho các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh…
Để làm được điều đó, Viettel High Tech tập trung xây dựng thuật toán, ứng dụng AI, tận dụng lợi thế từ nhà mạng Viettel với tập khách hàng gần như phủ sóng khắp cả nước – đây là thị trường dễ tiếp cận.
Dự kiến năm 2023, Viettel High Tech sẽ cung cấp các sản phẩm camera cho khách hàng hộ gia đình và camera AI cao cấp cung cấp những giải pháp cho các lĩnh vực như thành phố thông minh, an ninh, quốc phòng, Chính phủ và hành chính công.
Chúng tôi đặt ra mục tiêu và đề ra lộ trình cụ thể để mang sản phẩm ra thị trường quốc tế. Bên cạnh những quốc gia mà Viettel có đầu tư, chúng tôi cũng đang xúc tiến thâm nhập một số thị trường như Singapore, Ấn Độ, Malaysia…
Ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Tổng giám đốc VNPT Technology:Trước hết cần nói rằng camera hiện nay là một thiết bị ứng dụng nhiều công nghệ cao, tiên tiến về phần cứng và phần mềm, có khả năng hoạt động như một máy tính kết nối Internet và có thể kết nối với hệ thống quản lý hỗ trợ kỹ thuật tập trung.
Với kinh nghiệm thực tế đã thiết kế sản xuất và cung cấp ra thị trường hơn 12 triệu thiết bị công nghệ cao tương tự, cạnh tranh được và thay thế các thiết bị nhập ngoại, chúng tôi cho rằng khi có cách tiếp cận hợp lý về công nghệ, chất lượng, đặc biệt là tính an toàn bảo mật, camera make in Vietnam đã và sẽ cạnh tranh được với camera nhập ngoại. Thực tế trong thời gian gần đây nhiều camera make in Vietnam đã được người dùng đón nhận tích cực.
Những camera xuất xứ nước ngoài hoạt động theo cơ chế Cloud kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải "vòng" qua server này. Điều này có thực sự lo ngại hay không? Nó có những nguy cơ gì và camera Việt Nam có giải được nguy cơ này hay không?
Ông Khương Duy:Các sản phẩm camera đang dịch chuyển qua xu thế tương tác trực tiếp với người dùng thông qua ứng dụng di động, thông tin được đẩy lưu trữ trên Cloud. Việc thông tin đi vòng qua cloud của các hãng đặt ở nước ngoài hoàn toàn là một rủi ro về an toàn thông tin. Việc truyền và lưu trữ thông tin cá nhân qua một bước trung gian khi không có các cơ chế bảo mật sẽ gây rủi ro khi người dùng không biết server bị tấn công, khai thác hay kiểm soát như thế nào. Thông tin cá nhân, các hành vi riêng tư có thể bị công khai khi kênh truyền bị chặn hoặc server bị tấn công. Ngoài ra, không loại trừ các thông tin cá nhân sẽ bị khai thác mà không có sự xin phép.
Các camera hiện nay đều có mic như tai nghe, cảm biến ảnh như mắt nhìn, có thể chủ động quay 360 độ. Việc duy trì kết nối server ở nước ngoài chỉ cần một thay đổi nhỏ về phần mềm thì toàn bộ số cam trên trở thành một hệ thống tai mắt quan sát do thám khổng lồ. Nguy cơ an toàn an ninh là hiện hữu.
Viettel High Tech tập trung tăng cường yếu tố bảo mật: bảo mật đầu cuối (đặc biệt là các hộ gia đình): dữ liệu do người dùng cuối quyết định. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm do chính chúng tôi nghiên cứu và làm chủ hoàn toàn về thiết kế; hệ thống lưu trữ và xử lý được đặt tại Việt Nam; đáp ứng các tiêu chuẩn về ATTT do Bộ TT&TT ban hành đối với các thiết bị như camera và IoT nói chung. Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp một số tính năng bảo mật nâng cao như tính năng E2EE đảm bảo dữ liệu chỉ có người dùng cuối xem được.
Ông Đoàn Mạnh Hà: Góc độ của Bkav khi phân tích thị trường, có nhiều vấn đề nhức nhối liên quan đến bảo mật thông tin. Phần nào cũng liên quan đến thói quen sử dụng của người Việt Nam. Nước ngoài thường xây dựng hệ thống camera chung cho nhiều quốc gia nhưng không nghiên cứu sâu về thói quen sử dụng của người Việt Nam. Phần cài đặt thường giao phó cho đội ngũ triển khai hay công ty triển khai. Các công ty này không có cách kiểm soát chất lượng sau triển khai, bán hàng. Hãng ở nước ngoài nên khi vấn đề xảy ra rất khó khăn trong quá trình làm việc, có ý kiến với nhà sản xuất.
Với Việt Nam, trở ngại này phần nào được xóa bỏ. Bản thân Bkav có chính sách kiểm định cho đội ngũ triển khai đạt tiêu chuẩn. Trong phần mềm hệ thống, Bkav cũng nghiên cứu rất sâu thị trường, thói quen người dùng để khi xây dựng phần mềm, đưa tính năng bảo mật để đảm bảo tính an toàn, riêng tư.
Do camera có thể nhìn được, dữ liệu cá nhân vô cùng quan trọng, nếu bị lộ lọt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dữ liệu riêng tư cá nhân. Bkav đặt ra mục tiêu dễ dùng nhưng phải an toàn. Xuất phát từ một công ty an ninh mạng, Bkav kết hợp giữa trung tâm an ninh mạng Bkav và trung tâm nghiên cứu phát triển AI camera, đưa nhiều thuật toán bảo mật lên camera, cập nhật các bản vá bảo mật hàng tháng, có sự cam kết trong hợp đồng với tổ chức, người tiêu dùng.
Ví dụ, Bkav đưa vào phần mềm yêu cầu khách hàng phải thay đổi mật khẩu theo khuyến nghị theo phương pháp của Bkav để bảo đảm an toàn thông tin cho người dùng. Công ty cũng triển khai các chính sách để đảm bảo tính an toàn. Chẳng hạn, khi triển khai phải đảm bảo dữ liệu người dùng là tối quan trọng.
Ngoài ra, ở Việt Nam có nhiều tổ chức chứng thực về tính bảo mật cho camera, ví dụ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC. Bkav AI là đơn vị đầu tiên xác thực camera tại trung tâm. Đây cũng là những tiêu chí tạo niềm tin cho người tiêu dùng sử dụng camera Make in Vietnam.
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Đúng là hiện nay các thiết bị muốn hoạt động dễ dàng, thông suốt thì cần có một hệ thống Server Cloud ở giữa để Điện thoại có thể kết nối tới Camera dễ dàng ở bất kì đâu, bất kì điện thoại nào . Thời đại hiện nay, nhiều người đã thấy được rằng dữ liệu quý như vàng. Bởi nếu có dữ liệu lớn, phân tích chúng sẽ tạo ra giá trị. Tuy nhiên, mục đích sử dụng dữ liệu là một vấn đề cần lưu tâm. Và dữ liệu của người dùng rất lớn để trên các hệ thống Cloud có máy chủ đặt ở nước ngoài đúng là tiềm ẩn rủi ro.
Vấn đề này cũng được minh chứng bằng việc 1 ông lớn công nghệ Google đã rời thị trường Trung Quốc do chưa đáp ứng tiêu chuẩn máy chủ lưu trữ dữ liệu đặt tại quốc gia này. Đây là một bài học cho các nước, về việc cần có cơ chế, chính sách làm sao để bảo vệ dữ liệu của người dùng, cũng như đưa ra được các tiêu chuẩn để dữ liệu của người dùng được an toàn.
Rõ ràng là, tài sản số hiện nay cũng rất quan trọng. Và vì thế, việc đảm bảo an toàn cho tài sản số cũng là một vấn đề lớn, cần phải được nghiên cứu, giải quyết. Còn về phía doanh nghiệp, muốn tạo ra niềm tin cho người dùng, khi sản xuất sản phẩm cũng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo mật, an toàn thông tin. Doanh nghiệp sản xuất camera cần phải nhìn nhận một cách dài hạn, không phải là bán 1 sản phẩm phần cứng là xong, mà cần quan tâm hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng dài hạn hơn, bao gồm cả việc hỗ trợ định kỳ cập nhật phần mềm cho khách hàng.
Với Lumi chúng tôi, đến nay cũng đã sản xuất được khoảng nửa triệu sản phẩm. Hơn 10 năm qua, chúng tôi luôn rất coi trọng vấn đề bảo mật, an toàn cho sản phẩm . Liên tục có những cải tiến và cập nhật phần mềm, bảo mật cho thiết bị.
Ông Hoàng Quốc Huy: Đi vòng bao giờ cũng đi xa hơn đi thẳng. Nếu đi vòng, người dùng Việt Nam dùng sản phẩm của Trung Quốc, server của Trung Quốc thì dữ liệu phải đi vòng nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ. Thứ hai là về vấn đề bảo mật. Các dữ liệu camera như hình ảnh, âm thanh đều lưu trữ trên camera nước ngoài. Điều này rất nguy hiểm.
Mỗi người dân có thể không quan tâm lắm đến vấn đề bảo mật. Nhưng nếu dữ liệu của toàn bộ người dân đều bị đẩy sang nước ngoài, đây là lo ngại lớn đối với vấn đề an ninh quốc gia. Camera là một phần của IoT, nếu một cuộc tấn công mạng xảy ra, hacker có thể sử dụng những camera này như một phần của cuộc chiến. Với số lượng camera rất lớn, điều này sẽ rất nguy hiểm.
Dữ liệu là rất quan trọng. Khi thu thập một lượng lớn dữ liệu như vậy sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán. Nếu các đơn vị camera trong nước không giữ được dữ liệu của người dùng thì đó chính là thiệt thòi của chính chúng ta.
Nếu dữ liệu được lưu trữ trong nước, nếu có rò rỉ dữ liệu thì các cơ quan chức năng, cơ quan an ninh có thể vào cuộc. Bên cạnh đó, các đơn vị phát triển firmware Việt Nam cũng phải theo các tiêu chuẩn Việt Nam, kiểm soát ngay từ khâu sản xuất. Đó là lý do chúng tâ bắt buộc phải làm camera Make in Việt Nam để giải quyết những bài toán này.
Ông Nguyễn Việt Bằng:Như đã đề cập, IP camera là một thiết bị có vi xử lý, có hệ điều hành, hoạt động như một máy tính kết nối internet, có khả năng bị điều khiển từ xa, do vậy có nhiều rủi ro nguy cơ về bảo mật thông tin cho người dùng, đặc biệt khi thiết bị được kết nối trực tiếp với máy chủ ở nước ngoài. Có thể kể một số nguy cơ như sau.
Camera không rõ nguồn gốc có thể có những lỗ hổng bảo mật do vô tình hoặc cố ý, phần mềm cài trên camera có thể chủ động gửi thông tin ra bên ngoài, hoặc “mở cửa” cho truy nhập từ xa từ bên ngoài. Khi camera bị cài đặt các phần mềm có mục đích xấu (backdoor, trojan…), có thể dò quét/ truy nhập các thiết bị khác trong gia đình thông qua mạng nội bộ (Wi-Fi, cắm dây) nhằm thu thập thông tin nhạy cảm. Thông tin gửi đi không chỉ là thông tin video từ camera, mà có thể còn có các thông tin cá nhân của người dùng trong mạng nội bộ của gia đình, cơ quan, doanh nghiệp do camera đã thu thập được.
Ngay cả khi camera không có lỗ hổng bảo mật, do các camera thông dụng thường không mã hóa luồng tín hiệu video, nên khi đã chủ động xác định mục tiêu tấn công, hacker có thể bắt (capture gói tin) các luồng video trên đường truyền internet (thông qua capture gói tin) mà không cần truy nhập camera.
Ngoài ra khi bị điều khiển từ xa, camera có thể được huy động cùng lúc với số lượng rất lớn để thực hiện tấn công DDoS vào các trang WEB, mạng cơ quan chính phủ … Thực tế trên thế giới và cả Việt Nam đã có nhiều cuộc tấn công như vậy.
Ông Nguyễn Trung Kiên: Camera là sản phẩm nguồn gốc xuất xứ có ý nghĩa quan trọng nhất trong các sản phẩm điện tử bởi chúng liên quan đến các dữ liệu cá nhân, âm thanh hình ảnh. Do đó, việc bảo mật thông tin vô cùng quan trọng.
Việc xây dựng tiêu chuẩn để kiểm soát đảm bảo an ninh sẽ thuộc trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước. Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy các đối tượng, tập khách hàng nào cần bảo vệ dữ liệu trước thì phải có tiêu chuẩn cho từng đối tượng khách hàng chứ không thể áp dụng chung cho tất cả đối tượng khách hàng chung được.
Trước tiên là camera hạ tầng công cộng chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm khoảng 40%); camera thương mại (chiếm 30% thị phần toàn thế giới); nhóm khách hàng cuối cùng là camera cho hộ gia đình chỉ chiếm 20%. Các quốc gia có từng quy định riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng như vậy. Chẳng hạn camerra hạ tầng phải đặt toàn bộ dữ liệu trong quốc gia đó và do cơ quan Nhà nước nắm giữ.
Nhóm thứ 2 là các doanh nghiệp, nếu không có các phương án bảo vệ nó thì bí mật của các doanh nghiệp. Do đó, chúng ta cần phải tư duy theo từng nhóm khách hàng để có phương án cụ thể.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mang chính thương hiệu của mình làm bảo chứng cho an toàn bảo mật thông tin. Bởi khi có vấn đề bảo mật nó sẽ ảnh hưởng đến các thương hiệu trong nước. Đặt server ở Việt Nam, phần mềm được update liên tục để vá lỗ hổng và bảo vệ khách hàng…thì điều này các doanh nghiệp thương hiệu Việt Nam mới có thể thực hiện được. Đây là những lý do người dùng có thể đặt niềm tin vào camera Make in VietNam.
Trước những nguy cơ mất an toàn thông tin, theo ông chúng ta có nên ban hành tiêu chuẩn như một số nước về lưu trữ thông tin, tiêu chuẩn về kỹ thuật cho các camera giám sát khi được sản xuất hoặc tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hay không?
Ông Hoàng Quốc Huy: Chúng ta nên có các tiêu chuẩn cho camera Make in Việt Nam, cả phần cứng và phần mềm. Chúng ta cũng nên có tiêu chuẩn về hệ thống lưu trữ, quản trị dữ liệu phải đặt ở trong nước.
Theo Luật An ninh mạng, các mạng xã hội phải lưu trữ thông tin người dùng ở Việt Nam. Do đó, với dịch vụ camera, những thông tin thu thập được từ đó rất quan trọng và cần phải đặt ở Việt Nam tương tự như vậy. Dịch vụ quản trị dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng cũng cần phải có tiêu chuẩn dành riêng cho nó.
Ông Đoàn Mạnh Hà:Chúng tôi cho rằng, rất cần bộ tiêu chuẩn và tiêu chí để giải quyết được nguy cơ đã nói ở trên.
Trong đó, về tiêu chuẩn, camera cơ bản cần tiêu chuẩn liên quan phần cứng, xuất xứ, nguồn gốc linh kiện, tiêu chuẩn chất lượng COCQ về đảm bảo chất lượng camera.
Tiêu chuẩn về firmware (phần mềm), liên quan đến bảo mật, pentest (kiểm thử xâm nhập), dữ liệu lưu trữ trên thiết bị (lưu trữ dữ liệu ở vùng nhớ bảo mật).
Tiêu chuẩn về cloud, hệ thống camera tiến tới xu hướng dịch vụ hóa giải pháp giám sát, an ninh. Một hệ thống camera luôn đi cùng một hệ thống cloud cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Tiêu chuẩn về AI, AI sắp tới sẽ làm nhiều công việc thay cho con người. Đi cùng với công năng, nó có những rủi ro nhất định liên quan đến ra quyết định và xử lý dựa trên thuật toán AI. Bộ tiêu chuẩn AI như thế nào để đáp ứng và kiểm soát rủi ro tối đa.
Tiêu chuẩn hệ thống sau bán hàng, dịch vụ để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng để sử dụng các dịch vụ tốt nhất.
Ông Nguyễn Việt Bằng: Phần lớn các thiết bị công nghệ lưu hành đều phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định, phục vụ hợp quy hợp chuẩn, nhập khẩu … Camera là một thiết bị công nghệ tích hợp, vừa là thiết bị quang, thiết bị thu phát sóng, máy tính kết nối mạng, cũng là thiết bị IoT, do vậy việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cho camera giám sát tiêu thụ trên thị trường Việt Nam là rất cần thiết. Theo tôi được biết thì các cơ quan nhà nước liên quan cũng đang soạn dự thảo tiêu chuẩn cho camera giám sát.
Tiêu chuẩn cho các phân khúc camera khác nhau như camera cho hộ gia đình, camera công cộng, camera giao thông, camera dùng cho khối chính phủ … có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, mức thu phát sóng, chịu môi trường... đặc biệt là về mức đảm bảo an toàn bảo mật, tuân thủ luật an ninh mạng.
Ví dụ như, camera an toàn dùng cho khối chính phủ cần có nhiều mức bảo mật khác nhau: mã hóa dùng phần cứng (chip mã hóa chuyên dụng) trên camera, bảo mật phần mềm chống tấn công cài đặt phần mềm lạ, mã hóa luồng video nhằm chống bắt luồng trên đường truyền, mã hóa end-to-end…
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Theo tôi tìm hiểu, Bộ TT&TT đã có Quyết định 736 năm 2021 về việc ban hành Danh mục yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn thông tin mạng cho thiết bị IoT tiêu dùng. Danh mục đã đưa ra khá rõ các yêu cầu về an toàn thông tin mạng cho thiết bị IoT tiêu dùng như: triển khai biện pháp quản lý báo cáo về các lỗ hổng bảo mật, bảo đảm phần mềm trên thiết bị luôn được cập nhật, hay lưu trữ an toàn các tham số bảo mật nhạy cảm…
Tôi cho rằng hoàn toàn có thể dựa trên các yêu cầu trong danh mục này để xây dựng thành một bộ tiêu chuẩn bắt buộc đối với thiết bị camera, từ đó các doanh nghiệp trong nước có các căn cứ, nguyên tắc rõ ràng để áp dụng trong sản xuất sản phẩm của đơn vị mình.
Đại diện Pavana có đề xuất việc cần thiết thành lập một Liên minh các doanh nghiệp trong nước về sản xuất, phân phối sản phẩm camera. Quan điểm của các ông về đề xuất này?
Ông Hoàng Quốc Huy: MobiFone hoàn toàn nhất trí với quan điểm này. Không ai có thể làm một mình, các doanh nghiệp sản xuất camera Make in Việt Nam cũng vậy, cần phải có sự liên minh với nhau.
Camera bao gồm nhiều thành phần khác nhau, từ phần cứng, phần mềm, dịch vụ quản trị dữ liệu cho tới các phần mềm tích hợp như AI. Do có nhiều vấn đề như vậy, không một đơn vị nào có thể một mình giải quyết vấn đề này mà cần phải có một liên minh để cùng nhau thực hiện.
Hiện tại đa phần camera sử dụng với mục đích CCTV, tuy nhiên tương lai, thậm chí hiện tại ở một số nước, camera có thể áp dụng AI để nhận biết hành vi nhằm giám sát an ninh, nhận biết các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Đoàn Mạnh Hà: Bkav đã tham gia một số liên minh của quốc tế như tổ chức OSSA. Ở Việt Nam, chúng ta chưa có liên minh về camera, song chúng ta cần có một liên minh doanh nghiệp làm camera, bao gồm các doanh nghiệp có lợi thế sản xuất, nhà mạng, viễn thông, thiết bị. Chúng ta sẽ có sự hợp tác và sức mạnh đoàn kết. Khi kiến nghị chính sách, tham vấn cho chính phủ để ban hành tiêu chuẩn, chúng ta có sức nặng hơn, mang tính thuyết phục hơn để phát triển ngành công nghiệp camera của Việt Nam ngày một lớn mạnh.
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về ý tưởng thành lập Liên minh các doanh nghiệp sản xuất thiết bị camera Make in Vietnam, tôi cho rằng việc này rất cần. Bởi thực tế, thị trường muốn phát triển, mang lại nhiều giá trị cho các khách hàng thì các công ty cần phải cùng nhau để có cách làm cho nền sản xuất, dịch vụ, công nghệ của Việt Nam tốt hơn lên. Bên cạnh đó, việc có liên minh các doanh nghiệp cũng giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trong nước, tạo bàn đạp để vươn ra thị trường nước ngoài.
Ông Khương Duy: Cần lập liên minh để hỗ trợ nhau. Thứ nhất, là hợp tác để tận dụng thế mạnh của nhau, quy mô lớn hơn sẽ giúp giảm chi phí cho người dùng. Thứ hai, sẽ phát huy sức mạnh tập thể để đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho cơ quan chức năng.
Ngay sau phần trao đổi, thảo luận chung tại tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp cũng đã giải đáp các câu hỏi, thắc mắc liên quan của độc giả đến chủ đề tọa đàm “Tiêu chuẩn nào cho camera Make in Vietnam?”:
Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, Camera của VNPT Technology sẽ đi theo hướng nào? Liệu các doanh nghiệp của Việt Nam có thể lấy lại thị phần trên sân nhà hay không?(Lưu Vân, TP.HCM)
Ông Nguyễn Việt Bằng:Cũng như các sản phẩm nói chung và sản phẩm công nghệ nói riêng, việc cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào giá, chất lượng và dịch vụ.
Từ vài năm gần đây, IP camera trở nên phổ biến với rất nhiều chủng loại, chất lượng, nguồn gốc khác nhau. Sau một thời gian sử dụng, gần đây người dùng đã nhận biết và quan tâm nhiều hơn tới chất lượng và đặc biệt là tính an toàn tin cậy của camera giám sát.
Do vậy, sản phẩm của chúng tôi hướng tới tiêu chí đảm bảo chất lượng, tính năng phù hợp nhiều phân khúc người dùng, và đặc biệt là có độ tin cậy về an toàn bảo mật thông tin, dữ liệu cho người dùng, nhờ vào việc sản phẩm do chúng tôi làm chủ hoàn toàn về phần cứng và phần mềm, đồng thời được kết nối hỗ trợ kỹ thuật tập trung ngay trong nước, kịp thời cập nhật và cảnh báo khi có nguy cơ, lỗ hổng an ninh.
Các sản phẩm camera của chúng tôi được phát triển từ kết quả của đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01 “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống camera có tính bảo mật cao” do VNPT Technology chủ trì thực hiện, thuộc Chương trình “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ Chính phủ điện tử”, đã được hoàn thành và nghiệm thu vào tháng 6/2020.
Về dịch vụ, ngoài việc cung cấp đơn lẻ, sản phẩm có thể được cung cấp qua hệ thống kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật của VNPT trên khắp 63 tỉnh thành, tới tận xã phường theo gói dịch vụ, nhờ đó tận dụng được nhiều tính năng tích hợp của nhà mạng cũng cấp đường truyền internet (ví dụ xử lý AI trên điện toán biên AI box, điện toán đám mây…), đảm bảo dịch vụ toàn trình.
Về giá, với kinh nghiệm làm chủ công nghệ thiết kế sản xuất trên 12 triệu thiết bị, hợp tác tin cậy trực tiếp với các hãng công nghệ hàng đầu và các chuỗi cung ứng, sản phẩm của chúng tôi cạnh trạnh được với các sản phẩm nhập ngoại cùng phân khúc.
Với các phân tích trên, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển cung cấp camera Make in Vietnam, dần lấy lại thị phần trên sân nhà.
Các doanh nghiệp đánh giá thế nào về quy mô, tiềm năng và nhu cầu của thị trường Việt với các sản phẩm camera? (Hoàng Trương – Hà Nội)
Ông Hoàng Quốc Huy: Hiện nay quy mô thị trường camera ở Việt Nam theo nghiên cứu sơ bộ là khoảng 2 camera/100 người. Tỷ lệ này còn thấp so với các quốc gia trên thế giới. Ví dụ ở Mỹ và TQ tỷ lệ này là 15 camera/100 dân. Ở các nước khác trong Châu Á, tỷ lệ này cũng rất cao.
Theo xu hướng chuyển đổi số của xã hội, nhu cầu của người dân đối với việc sử dụng camera ngày càng lớn. Đối với khách hàng cá nhân, họ sẽ dùng để giám sát người già, trẻ em, an ninh. Với khu công nghiệp, họ dùng để giám sát các khu vực nội khu. Với các thành phố, camera còn được ứng dụng để giám sát giao thông, an ninh trong khu phố.
Hiện tại hầu hết các loại camera này đang sử dụng của nước ngoài. Điều này mang đến những nguy cơ lớn cho an ninh quốc gia. Xu hướng trong thời gian tới là Chính phủ sẽ thúc đẩy việc phát triển các camera an ninh theo tiêu chuẩn Việt Nam, phục vụ cho người Việt. Do đó, tiềm năng của thị trường camera Việt Nam còn rất lớn, không chỉ về sản xuất thiết bị mà còn là các công nghệ AI phù hợp với nhu cầu của người dùng Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Kiên: Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu 5-6 triệu camera mỗi năm. Theo thống kê của thị trường camera toàn cầu của The Statista, gần 40% camera hạ tầng; 30% camera thương mại và 15% camera gia đình. Hiện nay thị trường Việt Nam hiện nay đang chủ yếu là camera gia đình và thương mại (doanh nghiệp). Còn hạ tầng thì đang rất sơ khai, tức là dư địa thị trường này rất lớn.
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Việt Nam là 1 thị trường lớn với 100 triệu dân, 26 triệu hộ gia đình. Việc sử dụng camera giám sát đã trở nên phổ biến tại nhiều gia đình. Nhu cầu này rất lớn, sản phẩm camera được lắp đặt dễ dàng, chỉ mất khoảng 15 phút để lắp đặt và cấu hình là các gia đình có thể sử dụng ngay. Từ nhu cầu rất lớn của người dùng, các doanh nghiệp sản xuất camera Make in Vietnam đang có một thị trường rất tiềm năng.
Gần đây không chỉ các công ty công nghệ mà các nhà mạng cũng phát triển sản phẩm camera AI của riêng mình. Liệu chúng ta có dẫm chân nhau khi có quá nhiều doanh nghiệp Việt phát triển camera?(Trường Thảo – HCM)
Ông Đoàn Mạnh Hà: Bkav đi theo hướng dịch vụ cung cấp giải pháp camera giám sát bằng AI. Thay vì người dùng phải thường xuyên theo dõi camera để phục vụ mục đích giám sát, hệ thống giải pháp thế hệ mới sử dụng AI để thay thế con người giám sát và cung cấp các sự kiện cảnh báo. Hệ thống đó được cung cấp như một dịch vụ cho người dùng.
Ví dụ, camera AI của Bkav có thể cảnh báo người lạ xâm nhập trong khung thời gian định sẵn; báo cháy, báo khói bằng hình ảnh; cảnh báo người ngã.
Ông Nguyễn Trung Kiên:Mỗi doanh nghiệp có tập khách hàng và kênh tiếp cận khách hàng riêng của mình. Mỗi nhà mạng sẽ tập trung vào tính năng sản phẩm của riêng mình, mang lại các lợi ích khách hàng của mình. Phần cứng có thể giống nhau nhưng tiện ích sẽ khác nhau. Một thị trường muốn phát triển thì cần nhiều thương hiệu, doanh nghiệp tham gia để có thể cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài.
Ông Khương Duy: Thị trường Việt Nam camera giám sát ở Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn (tăng trưởng kép CARG khoảng 20%); tỷ lệ thâm nhập camera ở Việt Nam hiện ở khoảng 30 camera/1.000 dân. Nếu so với Trung Quốc, Mỹ thì tỷ lệ ở Việt Nam mới chỉ bằng 1/5. Dự kiến đến năm 2025 Việt Nam ước tính có khoảng 15 triệu camera.
Có thể thấy với tiềm năng tăng trưởng lớn của thị trường Việt Nam trong khi đó 90% thị phần là các sản phẩm Trung Quốc với rất nhiều sản phẩm trôi nổi, không đảm bảo an toàn bảo mật thì các nhà mạng với lợi thế tập khách hàng lớn đang sử dụng dịch vụ có rất nhiều lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng để đưa các sản phẩm ra thị trường. Viettel High Tech tham gia thị trường camera với định hướng xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đa dạng và toàn diện cho tập khách hàng hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ FTTH.
Viettel High Tech mong muốn cung cấp sản phẩm đảm bảo an ninh, an toàn cho khách hàng với sản phẩm Make in Vietnam by Viettel: hệ thống quản lý và lưu trữ tại Viettel, các tính năng thông minh do người Việt nghiên cứu phát triển và làm chủ. Việc các nhà mạng tham gia sản xuất Camera AI sẽ mang nhiều lợi ích cho người dùng trong việc lựa chọn sản phẩm; yên tâm về bảo mật thông tin cá nhân với chi phí tối ưu khi được sử dụng kèm theo với các dịch vụ viễn thông khác.
Ông Hoàng Quốc Huy: Các nhà mạng đang hướng tới xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tiện ích cho tập khách hàng của mình nhằm tận dụng các thế mạnh về hạ tầng, kênh phân phối, hệ thống chăm sóc khách hàng sẵn có. Do vậy, các nhà mạng hướng tới việc xây dựng các sản phẩm camera đặc trưng nhằm phục vụ chính các khách hàng sẵn có.
Ngoài ra, các nhà mạng có lợi thế là hệ thống kết nối, hạ tầng cloud tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn bảo mật của quốc gia và thế giới. Nhà mạng có thể kết hợp với các đơn vị sản xuất camera tạo nên các sản phẩm camera mang thương hiệu Việt.
Chúng ta thường hay nói đến đường cong nụ cười. Vậy các sản phẩm camera Make in Việt Nam đang ở đâu trên đường cong nụ cười đó? (Huy Vũ – Vũng Tàu)
Ông Nguyễn Trung Kiên: Mỗi doanh nghiệp đang có vị trí trên đường cong nụ cười này. Doanh nghiệp Việt Nam có thể kết hợp với nhau để có thể tạo nên được trọn vẹn đường cong này.
Khi dùng camera, tôi rất lo ngại về vấn đề bảo mật bởi thiết bị này ghi nhận lại rất nhiều thông tin đời tư, nhạy cảm như báo chí đã đăng gần đây. Làm sao để người dùng như tôi có thể tin tưởng vào độ bảo mật của những chiếc camera Make in Việt Nam?(Bình Nguyên Thắng – Đồng Nai)
Ông Hoàng Quốc Huy:Đối với người sử dụng, để đảm bảo bảo mật cần có 2 phần, bản thân người dùng phải tự trang bị kiến thức để bảo vệ mình trước. Người Việt thường phó mặc việc cài đặt bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản của mình cho các đơn vị thi công. Sau khi lắp đặt, bàn giao, người dùng có thói quen lười thay đổi mật khẩu hoặc dùng các mật khẩu dễ nhớ. Đây là nguy cơ rất lớn.
Về phía bản thân các nhà mạng và nhà cung cấp camera luôn tuân thủ các quy trình ngặt nghèo từ khâu thiết kế, lựa chọn linh kiện phần cứng, xây dựng hạ tầng cloud, lưu trữ cũng tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về bảo mật của quốc gia cũng như thế giới nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Kiên:Các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam đang lấy thương hiệu của mình làm bảo chứng cho việc đảm bảo an toàn thông tin. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật các camera Việt Nam có server dữ liêu đặt tai Việt Nam, firmware do doanh nghiệp tự phát triển, phần mềm được cập nhật khi có lỗ hổng bảo mật.
Camera Việt Nam có thực sự an toàn không, thưa ông?(Mai Lan, Phú Thọ)
Ông Khương Duy: Chúng tôi cho rằng cần có đơn vị thứ 3 chứng nhận cho tiêu chuẩn an toàn, cần sự ra tay của cơ quan nhà nước, sau đó áp dụng thế nào trong thực tế cho thống nhất. Đồng thời, cần đề ra tiêu chuẩn từ thiết bị cho đến cloud.
Liên quan đến AI, hiện đang thiếu khung pháp lý về việc sử dụng AI (âm thanh, hình ảnh), nâng cao thuật toán cho việc sử dụng AI. Đạo đức về AI cũng cần được quy định rõ ràng trong tiêu chuẩn này.
Tôi và bạn bè vẫn dùng camera Trung Quốc. Tôi muốn hỏi các sản phẩm camera Make in Việt Nam có ưu và nhược điểm gì? Làm sao các nhà sản xuất có thể thuyết phục người dùng Việt Nam sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam?(Huy Tiến – Hà Nội)
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Ưu điểm của sản phẩm camera của doanh nghiệp trong nước sản xuất trước hết là có sự am hiểu người dùng bản địa; có nhiều tính năng phù hợp với thói quen người dùng tại Việt Nam; cung cấp một giải pháp tổng thể, không đơn thuần là bán thiết bị camera.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ tuân thủ các yêu cầu bảo mật thông tin, dữ liệu lưu trữ sẽ đặt tại Việt Nam. Bởi lẽ, camera hiện nay lưu trữ rất nhiều thông tin quan trọng và nhạy cảm của người dùng. Cũng vì thế, tôi cho rằng người dùng cần quan tâm nhiều hơn các tính năng bảo mật, hơn là chỉ chú trọng về giá cả của sản phẩm.
Tuy vậy, sản phẩm camera Make in Vietnam vẫn còn có hạn chế là mức giá chưa thật sự cạnh tranh với các sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài. Tôi cho rằng, tới đây khi có sự liên kết giữa nhiều doanh nghiệp trong nước, giải pháp sẽ có mức giá cạnh tranh hơn.
Ông Nguyễn Trung Kiên: Doanh nghiệp Việt Nam có thể thuyết phục người dùng bằng các dịch vụ sau bán hàng, về chất lượng của sản phẩm và bằng các cam kết bảo mật an toàn thông tin cho người dùng.
Việc sản xuất bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào cũng cần có hệ thống công nghiệp phụ trợ. Với camera, ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam liệu đã đáp ứng được nhu cầu?(Mạnh Thắng – Bình Dương)
Ông Đoàn Mạnh Hà:Có nhưng chưa đủ. Các doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam và FDI có những doanh nghiệp cung cấp linh kiện cho mảng camera, song có một số nhược điểm: số lượng các nhà cung cấp còn ít, không có nhiều sự lựa chọn; quy mô sản xuất chưa lớn nên chi phí sản xuất cho các linh kiện phụ trợ còn cao.
Ông Nguyễn Trung Kiên: Hiện tại, Việt Nam đang từng bước phát triển công nghiệp phụ trợ. Ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho nhiều khách hàng, nhiều sản phẩm khác nhau chứ không chỉ riêng Camera. Việc sản phẩm “Make in Việt Nam” cần được hiểu rộng ra, không chỉ là phần cứng (xác) camera mà còn phần mềm (phần hồn), thương hiệu sản phẩm.
Về phần cứng: Việt Nam hiện tại đã sản xuất được các linh kiện cơ khí (kim loại, chi tiết nhựa…), bắt đầu nghiên cứu sản xuất chip. Pavana cũng được đầu tư bởi công ty trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ (CNCTech group).
Về phần mềm: hiện có rất nhiều công ty phần mềm ở Việt Nam.
Còn về thương hiệu: Việt Nam có rất nhiều thương hiệu mạnh, phù hợp với việc phát triển camera như các nhà mạng (Viettel, MBF…), các công ty smarthome (Lumi, BKAV)
Tôi chưa dùng camera do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Tôi muốn hỏi các công ty sản xuất là phản ứng của người dùng ra sao khi tiếp cận với các sản phẩm camera do các doanh nghiệp nội sản xuất? Liệu có khó khăn gì khi thuyết phục người dùng Việt Nam hay không?(Giảng viên 1 trường đại học xin giấu tên)
Ông Đoàn Mạnh Hà: Do từ trước tới nay, các hệ thống phân phối tại Việt Nam đã quen với các sản phẩm Trung Quốc, người dùng Việt Nam khi tiếp cận thường quen với các thương hiệu đó. Để người dùng thay đổi quan điểm, chuyển sang camera nội, đòi hỏi hệ thống giải pháp phải có đầy đủ và giá trị gia tăng tốt hơn cho người dùng so với những hãng camera phổ biến trên thị trường. Như Bkav, đó là giải pháp cloud và AI để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, đem lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự đầu tư và nghiên cứu bài bản để phát triển sản phẩm thì mới cạnh tranh được với camera ngoại.
Ông Hoàng Quốc Huy: Với người tiêu dùng Việt, trong suy nghĩ họ thường lựa chọn hàng TQ do mẫu mã đẹp. Người dùng thường ít quan tâm đến vấn đề bảo mật. Tuy nhiên đến một lúc nào đó, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ rò rỉ dữ liệu.
Với các sản phẩm camera trong nước, giá có thể đắt hơn một chút nhưng chất lượng có thể tương đồng với các sản phẩm ngoại. Tuy nhiên, sự đa dạng của các sản phẩm nội chưa bằng. Bù lại, các dữ liệu của người Việt sẽ được lưu trữ tại Việt Nam. Các nhà sản xuất trong nước cũng có hệ thống chăm sóc người dùng rộng khắp, đây là điều mà các nhà sản xuất ngoại không thể nào có được
Camera Trung Quốc đang tung hoanh trên thế giới. vậy Camera Make in Việt Nam liệu có mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế hay không? (Đỗ Đức Thanh – TP.HCM)
Ông Nguyễn Trung Kiên:Camera Việt Nam có thể chinh phục được, nhưng cần có phương án tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn. Theo tôi, trong gai đoạn đầu: thiết kế thuê, sản xuất thuê, phát triển phần mềm thuê cho các hãng trên thế giới; phát triển thị trường trong nước. Giai đoạn sau: xây dựng thương hiệu camera toàn cầu.
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Camera do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hoàn toàn có thể chinh phục được người dùng cả trong và ngoài nước, với cách tiếp cận cung cấp giải pháp phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Tôi nghĩ câu chuyện này tương tự như chúng tôi đã xuất khẩu giải pháp nhà thông minh Lumi đi nhiều nước như Ấn Độ, Thái Lan, Israel… Lumi sẽ từng bước tích hợp camera vào giải pháp nhà thông minh để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Ông Đoàn Mạnh Hà: Camera Make in Vietnam đang có cơ hội rất lớn để chinh phục thị trường quốc tế. Bkav đang đặt mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế và dần chiếm lĩnh thị phần. Thị trường mục tiêu gồm có Mỹ, nơi camera Trung Quốc không được nhập khẩu, thị trường Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Đây là những quốc gia đã từng sử dụng rất nhiều camera đến từ Trung Quốc. Sau một khoảng thời gian, các nước sử dụng camera nguồn gốc Trung Quốc đều nhận ra vấn đề liên quan đến an ninh của các camera này. Chính vì vậy, rất nhiều tổ chức bảo mật uy tín trên thế giới cảnh báo an ninh với nhiều hãng camera đến từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Việt Nam có lợi thế về chuyên gia trong lĩnh vực AI để tích hợp các thuật toán AI nâng cao trên camera để hoạt động hiệu quả hơn.
Ông Hoàng Quốc Huy: Trước mắt, MobiFone Global hướng tới việc chinh phục thị trường trong nước trước. Tuy vậy cũng có một vài doanh nghiệp đã bắt đầu hướng ra bên ngoài như Bkav, Paravan. MobiFone Global hiện đã có chi nhánh ở Mỹ, HongKong, Singapore và Myanmar. Đây sẽ là những tiền đồn để quảng bá, đưa camera Việt tiến ra thị trường thế giới.
Trong quá trình sản xuất các sản phẩm camera, doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn gì? Việt Nam cần có chính sách gì để giải quyết khó khăn đó cho doanh nghiệp nội? (Một nhà báo theo dõi lĩnh vực công nghệ)
Ông Khương Duy:Chúng tôi cho rằng có 3 khó khăn lớn với các doanh nghiệp sản xuất camera của Việt Nam, đó là: cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ từ Trung Quốc đang chiếm thị phần rất lớn, giá rất rẻ nên phù hợp với một bộ phận khách hàng; niềm tin vào sản phẩm Việt Nam từ người tiêu dùng, đặc biệt với các sản phẩm công nghệ cao; và chưa có các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi hợp lý cho sản xuất camera trong nước.
Vì thế, chúng tôi đề xuất, thứ nhất là cơ quan nhà nước cần thiết lập tiêu chuẩn an toàn an ninh thông tin đối vói từng dòng sản phẩm camera.
Thứ hai, cần tổ chức đánh giá và cấp phép cho các loại camera lưu hành trên thị trường.
Thứ ba, áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao
Thứ tư, cần xây dựng ưu đãi thuế nhập khẩu đối với các vật tư linh kiện phục vụ sản xuất camera.
Cuối cùng, cơ quan nhà nước xây dựng khung pháp lý để có thể thu thập, sử dụng các loại dữ liệu từ camera như khuôn mặt; tiếng nói; hình dáng để doanh nghiệp có thể cải thiện tốt hơn chất lượng thuật toán; mang lại nhiều giá trị hơn cho cá nhân, doanh nghiệp.
Ông Hoàng Quốc Huy: Hiện tại lựa chọn về các đơn vị sản xuất chưa nhiều. Các thành phần quan trọng trong camera Việt Nam vẫn chưa làm chủ được, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, ví dụ như chip, sensor,... Điều này khiến các doanh nghiệp nội phải phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nước ngoài. Trong những năm gần đây, giá chip tăng lên đột biến, thậm chí khan hiếm gây ra tác động trực tiếp đến việc sản xuất camera trong nước.
Việt Nam nên có một tiêu chuẩn chung để tạo ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp ngoại khi vào thị trường trong nước phải tuân theo luật chơi Việt Nam. Đơn cử như việc các doanh nghiệp ngoại phải lưu trữ dữ liệu, đặt server trong nước. Điều này sẽ giúp tạo ra một sân chơi công bằng hơn, giúp các doanh nghiệp nội có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Nguyên Trung Kiên: Việt Nam cần có các chính sách đồng bộ về thuế, hỗ trợ vốn và các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước.
Cụ thể như chính sách về thuế: nhập khẩu camera nguyên chiếc thuế nhập khẩu là 0%, nhập khẩu linh kiện về sx thì thuế cao, có linh kiên lên tới 25%.
Chính sách hỗ trợ về vốn: mua linh kiện thường phải trả tiền trước, sản xuất sản phẩm, xuất kho, sau 1-3 tháng mới nhận được tiền, vì thế cần một nguồn vốn lớn cho sản xuất. Ngoài ra, vốn để xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất rất lớn.
Ngoài ra, còn cần có các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước như tiêu chuẩn an toàn thông tin, tiêu chuẩn chất lượng…
Ông Nguyễn Việt Bằng: Cũng như nhiều sản phẩm Make in Vietnam khác, để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước làm sản phẩm camera, cần có cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cơ chế thuế nhập khẩu cho những linh kiện mà Việt Nam chưa sản xuất được, nhằm giúp các sản phẩm cạnh tranh một cách công bằng với các sản phẩm nhập ngoại.
Hiện nhiều địa phương đang xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh. Vậy nhu cầu cho khách hàng này ra sao và công ty có thể đáp ứng nhu cầu này của khối chính phủ? (Một nhà báo theo dõi lĩnh vực công nghệ).
Ông Đoàn Mạnh Hà: Chính quyền số, đô thị thông minh được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu lấy từ hệ thống cảm biến AIoT. Thiết bị AIoT chủ yếu là AI camera. Một số dòng thiết bị AI camera của Bkav được nghiên cứu, phát triển chuyên dụng để dành riêng cho nhu cầu của hệ thống chính quyền số và đô thị.
Nhóm phóng viên ICT
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Dấu ấn vàng son trên những báu vật Champa
- ·Tiếp tục vun đắp và tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam
- ·Dân mong mỏi đường sớm được sửa chữa
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc với Lữ đoàn 681, Vùng 2 Hải quân
- ·Doanh nghiệp nhà nước khẩn trương xuất dự trữ thương mại ứng cứu thị trường xăng dầu
- ·Nguyên Phó thủ tướng Đức gốc Việt: Tôi học về Tết, ăn bánh chưng, lì xì
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·Chủ tịch nước tặng huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Ban Thanh niên Quân đội
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của Thăng Long
- ·Cần có giải pháp giảm thời gian đóng Bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu
- ·Việt Nam sẵn sàng hợp tác trong hoạt động gìn giữ hòa bình
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·24 trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt
- ·Trách nhiệm nhìn từ... một “lô cốt”
- ·Củng cố quan hệ hợp tác VHTTDL
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Nhiều hoạt động chào mừng 80 năm đề cương văn hóa Việt Nam