您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kèo mc】Dấu ấn vàng son trên những báu vật Champa 正文
时间:2025-01-10 20:39:33 来源:网络整理 编辑:Cúp C2
VHO - Một sưu tập đặc sắc trong trưng bày chuyên đề “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” vừa ra mắt c kèo mc
Kỷ niệm 79 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9 (1945-2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức trưng bày chuyên đề “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian”. Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày.
Hé mở những quyến rũ bí ẩn của văn hóa Champa
Champa - quốc gia cổ đại từng tồn tại từ năm 192 đến năm 1832 ở khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay. Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java, với những sáng tạo riêng biệt, đã tạo nên những phong cách nghệ thuật đặc sắc, đỉnh cao như Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Mẫm...
Nhiều di tích đền tháp và các công trình kiến trúc, điêu khắc còn tồn tại đến ngày nay cho thấy Ấn Độ giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của vương quốc Champa xưa.
TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, vương quốc Champa phát triển hưng thịnh nhất vào các thế kỷ thứ IX - X, XI - XII.
Sau thế kỷ XV, do những thăng trầm lịch sử, trung tâm của vương quốc Champa dịch chuyển dần về phía Nam. Theo đó, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Champa cũng có nhiều biến đổi, mang những sắc thái mới.
Giai đoạn từ năm 1692, khi chúa Nguyễn đặt Trấn Thuận Thành trên vùng đất Champa, đến năm 1832, khi Champa chính thức sáp nhập vào Đại Nam dưới triều vua Minh Mạng, những vấn đề về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Champa còn ít được quan tâm, nghiên cứu.
Khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Champa, ngoài các công trình kiến trúc đền tháp ở khu vực miền Trung với các phong cách nghệ thuật và khung niên đại tương ứng, ngay từ cuối thế kỷ 19, các học giả người Pháp đã biết đến những vật dụng, đồ thờ phụng quý giá của vua và hoàng tộc Champa thuộc giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ 17 đến nửa đầu thế kỷ 19.
Năm 1905, hai nhà khảo cứu nổi tiếng người Pháp là H. Parmentier và E. Durand đã công bố kết quả nghiên cứu, giới thiệu khá chi tiết về những “kho báu” của các vua Chăm trên tạp chí của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp. “
Qua các tài liệu đó, chúng ta có được những hình ảnh chân thực đầu tiên để nhận diện và đánh giá những hiện vật thuộc loại hình này đang nằm trong các bộ sưu tập của các bảo tàng, các sưu tập tư nhân trong và ngoài nước”, theo ông Nguyễn Văn Đoàn.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã cùng các đơn vị phối hợp nghiên cứu và lựa chọn hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng, bạc thuộc giai đoạn lịch sử này (thế kỷ XVII - XVIII) để giới thiệu tới công chúng, trong đó hầu hết các hiện vật lần đầu tiên được đưa ra trưng bày.
Ông Đoàn cho biết, trưng bày “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” nhằm giới thiệu tới công chúng một số loại hình hiện vật đặc sắc chất liệu vàng, bạc của văn hóa Champa có niên đại thế kỷ XVII - XVIII, một giai đoạn lịch sử, văn hóa Champa dường như còn ít được biết tới.
Lộng lẫy vàng son
Những hiện vật tinh xảo, đặc sắc và vô cùng quý hiếm không chỉ hé mở nhiều bất ngờ về nền văn hóa cổ đại Champa mà còn khiến cho công chúng bước chân vào không gian trưng bày bày tỏ sự trầm trồ, choáng ngợp.
Giới chuyên gia di sản nhận định, đây là một trong những sưu tập hiếm hoi, đặc biệt giá trị được ra mắt công chúng từ trước đến nay.
Trưng bày gồm 2 phần: Tượng và linh vật tôn giáo; Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc.
Ở hai chủ đề này, lần đầu tiên, những hiện vật tiêu biểu như tượng thần Shiva, tượng nam thần, nữ thần, tượng thần Ganesha, tượng Phật, tượng Bồ tát Avalokitesvara, Linga - Yoni, kosalinga, đầu thần Shiva, tượng bò thần Nandin… bằng chất liệu vàng, bạc gắn đá quý đã ra mắt công chúng.
Như những quốc gia cổ khác trong khu vực, Champa tiếp nhận và chịu ảnh hưởng cả hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vì vậy, phổ biến nhất trong di sản Champa là các tượng thần, Phật và linh thú, linh vật của hai tôn giáo này.
Thần Shiva là một trong những vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo. Trong giáo phái Shaiva - một truyền thống chính của Ấn Độ giáo, Shiva được coi là vị thần tối cao. Trong một số dòng Ấn Độ giáo khác, Shiva cùng với Brahma và Vishnu hợp thành bộ tam thần. Thần Shiva còn được gọi bằng rất nhiều tên và danh hiệu khác.
Tại trưng bày, công chúng có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện vật đặc sắc là Tượng thần Shiva (Vàng, thế kỷ XVII - XVIII), Tượng thần Shiva tay cầm đinh ba (Vàng và đá quý, thế kỷ XVII - XVII)… cùng nhiều hiện vật giá trị khác.
Chiếm số lượng nhiều nhất trong các kho báu Champa là những hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc và tôn giáo.
Tại trưng bày, người xem được chiêm ngưỡng những hiện vật quý hiếm ở loại hình này, gồm những khuyên tai, nhẫn, dây chuyền, trâm cài tóc, lược, vòng tay, bao tay, thắt lưng, hộp đựng đồ trang sức, các đồ đội dạng mũ, vương miện, bịt tóc...
Những hiện vật được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như thần Brahma, thần Visnu, thần Shiva, thần Ganesha, bò thần Nandin, chim thần Garuda, rắn thần Naga…
Đây là những vật dâng cúng cho thần linh hoặc được sử dụng trong hoàng tộc Champa. Những hiện vật này đều được thể hiện rất tinh mỹ với trình độ chế tác kim hoàn kỹ thuật cao, có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt.
Theo ông Nguyễn Văn Đoàn, thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn công chúng trong và ngoài nước có cơ hội thưởng lãm các cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn lịch sử văn hóa của Champa dường như lâu nay còn ít được biết tới. Từ đó, trân trọng và nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trưng bày cũng góp phần tiếp tục thực hiện đẩy mạnh vai trò của Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng như các bảo tàng công lập trong việc phối hợp, hỗ trợ để các bảo tàng, sưu tập tư nhân có điều kiện phát huy giá trị di sản tới rộng rãi công chúng.
“Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” diễn ra đến tháng 10.2024.
Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?2025-01-10 20:22
Tăng năng suất chất lượng kèm an toàn thực phẩm: Bài toán bền vững cho doanh nghiệp2025-01-10 20:18
'Thuốc' online hoành hành, nguy cơ hại sức khỏe khi mua dùng2025-01-10 19:55
Whey protein không kỳ diệu như một số quảng cáo nói về hiệu quả giảm cân2025-01-10 19:42
Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh2025-01-10 19:19
Hải quan thu giữ 32.000 lít dầu DO có dấu hiệu nhập lậu2025-01-10 19:02
Công ty Tấn Lộc LS kinh doanh nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu2025-01-10 18:34
Cảnh báo sản phẩm Lehutra2025-01-10 18:31
Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn2025-01-10 18:27
Cảnh báo: Các tổ chức tín dụng quảng cáo và rao bán công khai các thông tin của khách hàng2025-01-10 18:06
Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ2025-01-10 20:28
Thu giữ nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu Gillette2025-01-10 20:12
Xử phạt, đình chỉ hoạt động thẩm mỹ viện vì hàng loạt vi phạm2025-01-10 19:23
Dấu hiệu nhận biết và giải pháp hạn chế tin giả trên không gian mạng2025-01-10 19:19
Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/12025-01-10 19:07
Những yếu tố cần lưu ý khi chọn mua máy ép trái cây cho gia đình (s.23)2025-01-10 18:51
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam2025-01-10 18:49
Yêu cầu gỡ bỏ các thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy2025-01-10 18:47
Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh2025-01-10 18:16
Thanh Hóa tràn ngập đồ chơi trung thu không tem nhãn phụ Tiếng Việt2025-01-10 17:59