【kết quả bđ】Năm Dậu nói chuyện nuôi gà “độc”

时间:2025-01-10 18:08:02 来源:Empire777

Tôi có ông bạn thân rất mê các loại gà “độc”. Gọi là “độc” vì chúng lạ cả về hình dáng lẫn tên gọi như Đông Tảo,độckết quả bđ gà lôi. Tết  với bộn bề công việc nhưng ông ấy cứ rủ đi thăm thú những chỗ nuôi gà “độc” mà ổng biết. Thấy cũng hay vì năm nay là năm Dậu, nếu có bài viết về các mô hình nuôi gà “độc” xem chừng cũng góp thêm chút thú vị. Thế là tôi khăn gói lên đường...

Anh Bùi Thanh Trung coi những chú gà “độc” như những người bạn thân.

Trên đường đi, ông ấy cứ huyên thuyên chuyện mấy con gà “độc”, nào là gà Đông Tảo tướng đẹp, chân to đặc trưng, thịt ngon ngọt không dai, da gà săn giòn, ít mỡ vô cùng hấp dẫn; còn gà lôi thì dáng cao, màu sắc bắt mắt… Nghe ổng nói cũng gợi cho tôi nhiều sự tò mò, bởi trước giờ chỉ nghe mọi người nhắc đến gà lôi, gà Đông Tảo, chứ đâu có tìm hiểu kỹ đặc điểm của chúng.

Điểm dừng chân của chúng tôi là trại nuôi gà lôi, gà Đông Tảo khá lớn của anh Bùi Thanh Trung, ở khu vực An Hòa, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ.

Dù không hẹn trước, nhưng sẵn tính hiếu khách đặc trưng của người miền Tây nên anh Trung tạm nghỉ tay để pha trà đàm đạo. Mới 30 tuổi nhưng anh là chủ của trại gà lôi, gà Đông Tảo có tiếng trong vùng. Sở dĩ anh nuôi gà “độc” vì nối nghiệp người cha quá cố, chứ anh thì tốt nghiệp cao đẳng sư phạm thể dục ở thành phố Cần Thơ.

Gặp được ông chủ trại gà, bạn tôi như… “cá gặp nước”, bao nhiêu thắc mắc, nỗi niềm về gà “độc” tuôn ra hết. Gia đình anh nuôi gà này bao lâu rồi? Có khó nuôi không? Rồi chuyện lời lãi, đầu ra…? Ôi thôi, mọi thứ liên quan ông bạn hỏi tất tần tật. Tôi chỉ biết ngồi nghe, ghi chép chứ chẳng thể xen ngang câu hỏi nào. Thấy khách thật lòng muốn tìm hiểu nên anh Trung cũng chẳng nề hà, dù gì thì kinh nghiệm nuôi gà “độc” của anh có chia sẻ mấy ngày cũng không hết…

Anh kể, cách đây chừng 20 năm, thấy gà lôi đang hút hàng trên thị trường nên cha anh tìm mua 2 cặp gà bố mẹ để gầy giống. Không lâu sau, 2 cặp gà này đẻ ra hàng chục, rồi hàng trăm con gà giống. Chuyện kinh doanh gà “độc” cũng dần nhen nhóm khi một số người đến đặt mua gà con và gà thịt. Thấy làm ăn xuôi chèo mát mái, cha anh quyết định xây dựng chuồng trại để mở rộng chăn nuôi. Mà thời đó, mỗi ký gà lôi bán ra chỉ khoảng 30.000 đồng, ấy vậy mà chủ nuôi cũng kiếm lời kha khá vì đồng vốn bỏ ra không nhiều. Cách đây mấy năm, nghe nhiều nơi có giống gà Đông Tảo vừa lạ vừa bán được giá cao nên gia đình quyết định mua 7 con gà mái và 5 con gà trống để nhân giống. Đến nay, trại gà nhà anh có hơn 250 con gà lôi, gần 80 con gà Đông Tảo và là một trong những trại nuôi gà “độc” lớn nhất ở thị xã.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mục sở thị trại gà thì anh Trung đồng ý ngay. Thấy người lạ đến, những chú gà lôi, gà Đông Tảo kêu thất thanh, chạy tứ tung với ánh mắt đầy dò xét. Lần đầu tiên tiếp cận với những con gà “độc” ở khoảng cách gần, ông bạn tôi tỏ ra khoái chí, miệng không ngớt: “Đã thật ông ơi, gà lôi màu sắc đẹp, lông xòe ra giống như con công, còn gà Đông Tảo thì cặp chân to đùng, da chắc nịch, tướng đi bệ vệ, nổi bật giữa sân rộng…”.

Trại gà nhà anh Trung được cất đơn giản bằng cây, mái lợp tol, nhưng vệ sinh khá sạch sẽ để tránh cho gà khỏi bị bệnh, đặc biệt là những chú gà con mới nở chừng 10 ngày tuổi. Thấy khách hiếu kỳ nhìn những nhánh lục bình vứt vương vãi trên mặt đất, anh Trung giải thích đó là nguồn thức ăn ưa thích của gà lôi. Hàng ngày, anh phải bơi xuồng xuống con kênh trước cửa nhà để vớt cả ghe lục bình mới đủ cho chúng ăn. Ngoài lục bình, gà lôi, gà Đông Tảo còn ăn thêm lúa, thức ăn công nghiệp. “Phải cho nó ăn đủ sức thì mới lớn nhanh và thịt mới ngon được”, anh Trung cho biết.

Dù nối nghiệp cha chưa lâu nhưng anh Trung khá sành sỏi về kỹ thuật chăm sóc gà. Theo anh, gà lôi, gà Đông Tảo khá dễ nuôi và ít bệnh. Ngoài vệ sinh chuồng trại cẩn thận, điều cần thiết là phải tiêm ngừa dịch bệnh đầy đủ. Một con gà từ lúc mới nở đến khi trưởng thành phải qua hai lần tiêm ngừa để phòng cúm A H5N1 và bệnh tụ huyết trùng.

Do trại nuôi gà của gia đình tồn tại hàng chục năm nên có rất nhiều người biết đến, các bạn hàng ở nhiều nơi tìm đến đây để mua gà thịt. Cũng nhờ có bảng quảng cáo trước nhà nên nhiều vị khách qua đường, trong đó có cả ở miền Trung đã ghé qua để mua giống. Ước tính, mỗi năm trại gà này xuất bán hơn 1.000 con gà lôi và gà Đông Tảo giống, bỏ túi ngọt 60 triệu đồng.

Anh Trung bảo, nghề này tuy hơi cực vì ngày nào cũng phải vớt lục bình thật nhiều cho gà ăn, nhưng đổi lại đời sống kinh tế không phải lo vì tiền lời mỗi năm do gà “độc” mang lại không dưới 80 triệu đồng. Khi nghe ông bạn tôi hỏi, phải chăng nuôi gà lôi, gà Đông Tảo lời hơn so với gà thả vườn nên gia đình mới chọn nuôi giống gà “độc” này?

Trước điều thắc mắc của ông khách lắm chuyện, anh Trung cười giòn và trả lời gãy gọn: lời hơn chứ!

Theo anh, dù thời gian nuôi gà lôi, gà Đông Tảo lâu hơn và chúng ăn thức ăn nhiều hơn so với gà thả vườn, nhưng đổi lại gà lôi, gà Đông Tảo khi trưởng thành sẽ nặng gấp đôi, gấp ba lần so với gà thả vườn, giá bán trên thị trường cũng khá cao. Hiện gà lôi bán cho thương lái giá 90.000 đồng/kg, còn gà Đông Tảo giá tới 250.000 đồng/kg. Tính ra nuôi gà “độc” cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Anh còn bộc bạch, việc nuôi gà lôi, gà Đông Tảo không chỉ vì lợi nhuận mà còn là sự yêu thích. “Nuôi chúng lâu ngày tự nhiên thấy mê. Trông thân hình khá dị hợm vậy chứ hiền khô hà. Tối ngày chỉ biết ăn, ngủ, rồi sinh sản chứ hiếm khi đá nhau như các giống gà khác. Bây giờ tôi coi chúng như bạn thân vậy nên phải ráng chăm sóc cho thiệt tốt”, anh Trung chia sẻ.

Vừa nói dứt lời bỗng có tiếng điện thoại reo. Bên kia đầu dây, bạn hàng từ Cà Mau đặt mua mấy chục ký gà lôi thịt. Nở nụ cười vui vì nhận được đơn đặt hàng mới, anh Trung cho biết không lo cảnh “ế hàng dội chợ” khi nuôi gà “độc”, bởi nhiều lúc gà thịt hay gà giống ở chỗ anh không đủ bán nên anh còn bao tiêu cả đầu ra cho một số hộ mua gà giống ở trại của anh về nuôi.

Để chứng thực cho điều mình nói, anh Trung chỉ cho chúng tôi đường vào nhà anh Nguyễn Hoàng Bền, ở khu vực Thạnh Hiếu, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, người bạn chí thân đã được anh hỗ trợ gà giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu đầu ra.

Hôm đó anh Bền không có nhà, may thay chị Lâm Mộng Nghi (vợ anh Bền) cũng rất am hiểu chuyện nuôi các loại gà “độc”, bởi những lúc chồng đi vắng thì đàn gà đều do một tay chị chăm sóc. “Tưởng nuôi chơi ai ngờ ăn thiệt”, chị Nghi nói mà khuôn mặt hiện rõ sự phấn khởi.

Đợt vừa rồi, số gà lôi, gà Đông Tảo trưởng thành của gia đình chị được anh Trung bao tiêu với số tiền hơn 15 triệu đồng. Theo lời chị Nghi, thấy gà lôi, gà Đông Tảo khá lạ mắt nên hai vợ chồng mua mấy con từ trại gà của anh Trung về nuôi thử cho vui. Ai dè qua hơn 1 năm chăm sóc, chúng sinh sản rất nhanh và hiện tổng đàn gà của gia đình hơn 100 con gà lôi và gần 40 con gà Đông Tảo.

Trên đường về, ông bạn tôi lại huyên thuyên về những chú gà “độc”, ổng tiếc hùi hụi vì không có được khoảng đất rộng sau nhà để mua chúng về nuôi. Chuyến đi này cũng để lại cho tôi nhiều ấn tượng về những chú gà lôi, gà Đông Tảo và trong lòng thầm mừng cho gia đình anh Trung, chị Nghi đang sống khỏe nhờ giống gà “độc”.

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

推荐内容