【kq u20】Biển Đông sẽ là chủ đề được quan tâm tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36?
Những thách thức an ninh truyền thống
Nhận định trên được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) không chính thức,ểnĐôngsẽlàchủđềđượcquantâmtạiHộinghịCấkq u20 Hội nghị Cộng đồng Chính trị An ninh (APSCC) và Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) diễn ra ngày 24/6 dưới hình thức trực tuyến.
Các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng hơn. Ảnh: AP |
Trong đó, riêng về Biển Đông, các đại biểu tham dự các Hội nghị nhất trí, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trong khu vực cần được coi là ưu tiên cao, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cộng đồng thế giới đang tập trung các nỗ lực chung tay ứng phó với đại dịch Covid-19.
Các đại biểu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng kiềm chế không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhanh chóng khôi phục đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trên tinh thần đó, với cương vị chủ trì các phiên họp nói trên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, khẳng định lập trường nhất quán của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng lên tiếng kêu gọi các nước cần phát huy tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông. Trong quá trình này, cần hết sức đề cao luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, thực hiện tự kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp tình hình, quân sự hóa, thực hiện đầy đủ DOC và xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Như vậy, có thể thấy Biển Đông vẫn sẽ là một trong những chủ đề sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 diễn ra vào ngày 26/6 nhằm hướng tới việc đảm bảo hoà bình, trật tự, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tránh những xung đột không đáng có và những toan tính sai lầm có thể làm leo thang căng thẳng.
Với những nỗ lực nhằm đảm đương vai trò trung tâm của ASEAN đối với khu vực, các đại biểu tin tưởng, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 sẽ tìm ra các biện pháp hiệu quả, thiết thực cho vấn đề Biển Đông cũng như thức đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực để cùng chung tay giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống khác.
Các đại biểu tham dự các Hội nghị lần này dưới hình thức trực tuyến do tác động của dịch Covid-19. |
Covid-19 vấn đề bao trùm an ninh phi truyền thống
Trong khi Biển Đông là vấn đề an ninh truyền thống đã trở thành chủ đề thảo luận trong thời gian dài tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN thì Covid-19 lại là một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống dù mới nổi lên nhưng cũng hết sức đáng chú ý không chỉ trong ASEAN mà còn trên toàn cầu.
Cũng tại các Hội nghị AMM không chính thức, APSCC và ACC lần này, các đại biểu đánh giá, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, đe doạ không chỉ đến an ninh, chính trị của các quốc gia mà còn làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được những hệ luỵ do Covid-19 gây ra.
Dù vậy, các đại biểu cũng ghi nhận, trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức như vậy, các cơ chế hợp tác của ASEAN đã phát huy vai trò tích cực trong thúc đẩy hợp tác khu vực để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh. Minh chứng rõ nét là những thành công trong kiểm soát dịch bệnh trong khu vực, sự quan tâm, hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế, các đối tác với ASEAN.
Đa số các ý kiến cho rằng thời gian qua, ASEAN đã thực sự trở thành lực lượng trung tâm trong kiểm soát dịch bệnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong khu vực. Các đại biểu đều nhất trí đã đến lúc ASEAN cần có những bước đi mới, tăng cường phòng chống dịch bệnh tái bùng phát, xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển sau dịch bệnh. Trong quá trình này, đối thoại, hợp tác vẫn cần tiếp tục là phương cách chủ yếu trong quan hệ giữa các quốc gia.
Cùng chung quan điểm với các đại biểu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao các sáng kiến như lập quỹ ASEAN phòng chống Covid-19, kho dự trữ vật tư y tế, xây dựng quy trình ứng phó dịch bệnh chuẩn của ASEAN và xây dựng Kế hoạch phục hồi.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, hợp tác của ASEAN, kêu gọi các nước sớm triển khai các sáng kiến này, đồng thời cần khẩn trương xây dựng kế hoạch phục hồi tổng thể sau dịch bệnh. Kết quả triển khai các sáng kiến này sẽ được báo cáo lên Lãnh đạo Cấp cao nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 (Hà Nội, tháng 11/2020)./.
相关文章
Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 3%, giá dầu WTI tăng khoảng 5%.Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h2025-01-25Agriculture sector prevails despite disasters, can do more: officials
Agriculture sector prevails despite disasters, can do more: officialsJanuary 05, 2018 - 09:002025-01-25- Verdict declared in high-profile corruption case, 22 punishedJanuary 22, 2018 - 15:002025-01-25
Nguyễn Văn Oai jailed for 5 years
Nguyễn Văn Oai jailed for 5 yearsJanuary 16, 2018 - 10:212025-01-25Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
So với những năm trước đây, phụ kiện di động đã có một bước tiến xa với việc tiếp cận người dùng sát2025-01-25- PM leaves Hà Nội for Mekong-Lancang Co-operation SummitJanuary 10, 2018 - 14:552025-01-25
最新评论