【dư đoán】Cổ phần hóa DDNN giai đoạn 2011
时间:2025-01-10 01:40:52 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Cơ bản thực hiện được theo kế hoạch
Đoàn giám sát của Quốc hội đã có báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016. Báo cáo này cho thấy một bức tranh khá đầy đủ về vấn đề này .
Báo cáo này cho biết: Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã thoái vốn nhà nước 26.222 tỷ đồng, thu về 36.537 tỷ đồng (bằng 1,4 lần so với giá trị sổ sách).
Trong đó: Thoái vốn đầu tư ngoài ngành (chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư) là 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng (bằng 1,1 lần giá trị sổ sách), đạt 42% kế hoạch; Chuyển nhượng vốn nhà nước tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng (bằng 1,6 lần giá trị sổ sách).
Tính đến 31/12/2015, SCIC đã bán vốn nhà nước đem lại thặng dư đạt 4.404 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 2,6 lần so với giá trị sổ sách, cao hơn so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước là 1,4 lần so với giá trị sổ sách.
Qua 11 năm triển khai bán vốn nhà nước, công tác bán vốn của SCIC từng bước được chuẩn hóa và mang tính chuyên nghiệp, đến 30/9/2017 kết quả bán vốn thu được gấp 3,4 lần giá vốn.
Đánh về về những mặt tích cực, báo cáo này cho biết: Kết quả hoạt động SXKD của các DN có vốn nhà nước có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển. Tổng tài sản của các công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp của Nhà nước năm 2016 là 495.126 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với năm 2011; tổng vốn chủ sở hữu là 167.701 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 3 lần so với năm 2011; tổng doanh thu đạt 423.250 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân cả giai đoạn 2011-2016 đạt 13%; tổng lợi nhuận trước thuế là 31.723 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với năm 2011; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2016 đạt 19% và bình quân cả giai đoạn 2011-2016 đạt 15%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân năm 2016 đạt 6% và bình quân cả giai đoạn 2011-2016 đạt 5%.
Tỷ suất lợi nhuận của khối DNNN 100% giai đoạn 2012-2016
Năm | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (%) | 16.4% | 15.8% | 15.2% | 11.7% | 10.0% |
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (%) | 6.5% | 6.3% | 6.0% | 5.3% | 4.6% |
Năm 2016, các DN có cổ phần, vốn góp của nhà nước phát sinh phải nộp NSNN 62.967 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2015 nếu xét trong cùng số lượng DN hiện có năm 2015.
Còn nhiều tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên báo cáo này cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN.
Theo đoàn giám sát, hiệu quả hoạt động của DNNN còn chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, tổng tài sản và vốn tăng (tài sản tăng 45,8%, vốn chủ sở hữu tăng 92,2%) nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách nhà nước có tốc độ tăng chậm (tốc độ tăng nộp ngân sách nhà nước chỉ 18%, bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011 (từ 1.292.400 lên 1.628.649 tỷ đồng).
Đồng thời các DN chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cũng như chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, thúc đẩy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế. Có DN chưa thực thi nghiêm túc các kế hoạch đặt ra; năng suất lao động, hiệu quả SXKD còn thấp .
Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với DN có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%) .
Tỷ suất lợi nhuận của toàn khối DNNN (100% vốn nhà nước) giảm trong giai đoạn 2012-2016 (Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) giảm 39%, tỷ suất lợi nhuận/tài sản (ROA) giảm 30%).
Quy mô vốn chủ sở hữu tại một số DN còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng còn chậm. Có trường hợp phần vốn điều lệ từ lợi nhuận giữ lại chỉ đáp ứng phần nhỏ yêu cầu hoạt động của tổng công ty. Nhiều DN có tồn tại tài chính tích tụ từ giai đoạn trước, chưa chủ động xử lý nợ.
Chỉ số quay vòng vốn của DNNN chỉ đạt mức 0,41 lần năm 2015, giảm đáng kể so với trước và đạt thấp nhất trong 3 khu vực DN: DN ngoài nhà nước đạt 0,74 lần, trong khi chỉ số này của khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao và có xu hướng tăng, từ 0,66 lần năm 2000 lên 1,01 lần năm 2015 .
Hiệu quả đầu tư của khối DNNN đạt thấp so với DN ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI, hệ số ICOR của khối DNNN trong giai đoạn 2011-2016 cao hơn nhiều so với hai khu vực DN còn lại (năm 2016 cao gấp 1,58 lần so với DN ngoài nhà nước, 1,86 lần so với doanh nghiệp FDI).
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011-2016
ICOR | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Khu vực nhà nước | 9.03 | 8.00 | 10.02 | 12.12 | 9.17 | 9.75 |
Khu vực DN ngoài NN | 3.76 | 4.85 | 6.24 | 5.32 | 5.12 | 6.15 |
Khu vực FDI | 6.82 | 6.33 | 6.02 | 5.67 | 4.64 | 5.22 |
Đáng lưu ý là hoạt động đầu tư ra ngoài DN còn dàn trải, hiệu quả chưa cao: Lũy kế tính đến 31/12/2016 đã đầu tư ra nước ngoài trên 7 tỷ USD, có 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế. Lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 là 145 triệu USD - tương đương trung bình 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện.
Nhiều dự án đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại (như bị rút ngắn thời gian triển khai dự án, tranh chấp đất đai) và rủi ro thị trường (như giá đầu ra giảm mạnh) ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án.
Có dự án bị ngừng cấp bảo lãnh Chính phủ dẫn tới việc phải dừng dự án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả dự án; một số dự án đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả, trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, thiếu kiểm soát chặt chẽ, làm phân tán nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Việc mở rộng hoạt động sản xuất, chế biến một số mặt hàng mới của doanh nghiệp còn khó khăn, thiếu chủ động trong đổi mới SXKD; chưa chú trọng đầu tư theo chiều sâu (chậm đổi mới về công nghệ, trang thiết bị, kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng suất lao động), ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng; công suất huy động thấp dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm cao; hiệu suất sử dụng tài sản cố định thấp; năng suất lao động thấp, đa phần là lao động kỹ thuật, tay nghề thấp, còn thiếu lao động tay nghề cao, cán bộ quản lý giỏi.
Tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản... diễn ra phức tạp; công tác quản lý tài sản công thiếu chặt chẽ, nặng tính bao cấp nên việc hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời và đầy đủ. Còn có trường hợp để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện phức tạp trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...
Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ, triệt để nhằm phát hiện và xử lý kịp thời. Trong quản lý, sử dụng đất của các DNNN, còn trường hợp chưa kê khai đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích, để đất bị lấn, chiếm .
Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN về SCIC còn chậm, quy mô còn hạn chế: Qua 10 năm hoạt động, vốn nhà nước do SCIC tiếp nhận quản lý mới khoảng 1% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp (theo giá trị sổ sách); 99% vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn do các Bộ, địa phương quản lý...
4 vi phạm chính
Giám sát qua báo cáo và làm việc trực tiếp của Đoàn giám sát với Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước cho thấy, các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở 4 vi phạm như: Vi phạm nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong kinh doanh; Vi phạm nguyên tắc thị trường; Vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp; Vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính.
Cụ thể như: Hầu hết các doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm toán đều có vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau. Một số Tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa chấp hành nghiêm túc, không đầy đủ và chưa kịp thời chế độ báo cáo đối với Đề án tái cơ cấu cũng như phương án sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn .
Một số DNNN thực hiện thủ tục đầu tư, đấu thầu, mua sắm tài sản không đúng quy định của Nhà nước; sai thẩm quyền; sai đối tượng; tình trạng chỉ định thầu của các dự án đầu tư khá phổ biến; trình độ quản lý doanh nghiệp yếu kém dẫn đến vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế; huy động, quản lý, sử dụng vốn đầu tư dàn trải, tùy tiện, đầu tư ngoài ngành, ngoài doanh nghiệp không đúng quy định, góp vốn dàn trải…
Nhiều dự án chậm tiến độ, phải dừng thực hiện, gây lãng phí vốn. Một số dự án sau khi đi vào khai thác, vận hành không hiệu quả, thua lỗ. Đặc biệt là tại 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương.
Người đứng đầu DN, cán bộ quản lý tại một số DN thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu cố ý làm trái, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Một số vụ việc tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở DNNN gây hậu quả không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín của DNNN, ví dụ như: Vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực miền Nam…
上一篇: Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65A
下一篇: Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
猜你喜欢
- Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- Biên giới 1979: Nhắc lại quá khứ để ứng xử đúng đắn hôm nay
- Sắp xếp các công ty nông lâm trường đạt kết quả tích cực
- Công bố quyết định nhân sự của Ban Bí thư
- Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- Thủ tướng cắt băng khánh thành Nhà tưởng niệm Nguyễn Đức Cảnh
- Ngày mai, Bộ Giao thông họp kiểm điểm chậm thu phí BOT không dừng
- Quan chức phải khắc phục bệnh dối trá, sống hai mặt
- Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico