【bxh giải vô địch u20 new south wales úc】Tập đoàn Nam Long (NLG): Rủi ro kẹt vốn khi hàng tồn kho tăng vọt

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:31:03

Doanh thu của NLG sụt giảm

Báo cáo thu nhập 9 tháng đầu năm của NLG cho thấy,ậpđoànNamLongNLGRủirokẹtvốnkhihàngtồnkhotăngvọbxh giải vô địch u20 new south wales úc doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ quý III và 9 tháng đầu năm 2021 của doanh nghiệp đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, doanh thu thuần quý III/2021 đạt 151 tỷ đồng, giảm 76,4% so với cùng kỳ năm 2020; doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 787 tỷ đồng, giảm hơn 39% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

Tập đoàn Nam Long (NLG): Rủi ro kẹt vốn khi hàng tồn kho tăng vọt
Phối cảnh dự án Izumi của Tập đoàn Nam Long (NLG)
Nợ phải trả tăng gấp hơn 2 lần vốn, DPG muốn đổi tên thành tập đoàn MPC: Hàng tồn kho đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, tất cả đang thế chấp ngân hàng Thép Nam Kim: Nợ phải trả, phải thu và hàng tồn kho tăng vọt

Lợi nhuận sau thuế của công ty có tăng mạnh, với 295 tỷ đồng trong quý III và 709 tỷ đồng trong 9 tháng (cùng kỳ lần lượt chỉ là 32 tỷ đồng và 217 tỷ đồng); nhưng lợi nhuận chủ yếu đến từ nguồn không thường xuyên.

Cụ thể, khoản thu chủ yếu đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp 9 tháng đầu năm là khoảng 388 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính (cùng kỳ chỉ có 78 tỷ đồng từ nguồn này). Đóng góp vào nguồn này chủ yếu là khoản 362 tỷ đồng mà doanh nghiệp có được do đánh giá lại khoản đầu tư.

Với tính chất kinh doanh như trên, lợi nhuận quý IV/2021 và các giai đoạn tiếp theo của Nam Long sẽ vẫn khó xác định. Doanh thu quý IV/2021 nếu vẫn trong tình trạng sụt giảm như trong quý III và 9 tháng đầu năm thì công ty sẽ khó đảm bảo lợi nhuận như năm trước, chưa nói là có tăng trưởng.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Nam Long đã thực hiện thành công đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn và thu về số tiền lên tới hơn 2.637 tỷ đồng. Số tiền thu được từ đợt phát hành này tương đối có ý nghĩa cho doanh nghiệp này trong giai đoạn vừa qua.

Trước hết về cơ cấu vốn, đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn đã giúp cho vốn điều lệ của công ty tăng mạnh từ 2.853 tỷ đồng lên 3.453 tỷ đồng (tăng 21%), vốn chủ sở hữu tăng 6.720 tỷ đồng lên 13.009 tỷ đồng (tăng 94%).

Theo đó trong giai đoạn này, nợ phải trả của Nam Long dù tăng mạnh từ 6.922 tỷ đồng lên 11.107 tỷ đồng (tăng hơn 60%), nhưng tỷ lệ nợ vẫn được cải thiện hơn so với trước. Cụ thể do tốc độ tăng của nợ vẫn thấp hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nên tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu đã thay đổi từ 1,03 lần xuống còn 0,85 lần. Đây là sự thay đổi theo hướng an toàn hơn.

Ẩn số từ hàng tồn kho

Một trong những điểm nổi lên trong diễn biến tài chính của Nam Long trong 9 tháng đầu năm 2021 là sự biến động tăng vọt của hàng tồn kho. Cụ thể, giá trị hàng tồn kho thời điểm đầu năm 2021 chỉ là 6.069 tỷ đồng, nhưng đã tăng lên 17.655 tỷ đồng (tăng trưởng 191%).

Hàng tồn kho tăng nhanh trong giai đoạn này chủ yếu liên quan đến các tài sản bất động sản mới được hình thành, trong đó đáng chú ý nhất là 2 dự án Izumi và Southgate. Giá trị hàng tồn kho riêng từ dự án Izumi tăng thêm tới 7.134 tỷ đồng, còn từ dự án Southgate tăng thêm 3.709 tỷ đồng.

Izumi là dự án bất động sản của Nam Long ở tỉnh Đồng Nai, đây là dự án hợp tác giữa Nam Long với đối tác Hankyu Hanshin Properties Corp của Nhật Bản. Dự án này xây dựng trên diện tích 170ha, với quy mô 13.500 sản phẩm. Trong khi đó, dự án Southgate nằm ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An được xây dựng với 7 block căn hộ 12 tầng, trên tổng diện tích 4,5ha.

Với bức tranh tài chính hiện tại, Nam Long đang có tiềm năng gia tăng doanh thu trong thời gian tới nếu đẩy mạnh bán hàng thành công đối với các dự án bất động sản trên. Tuy nhiên, việc bán được hàng ở mức nào vẫn còn ở thì tương lai do còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của thị trường, trong khi đó, việc gia tăng hàng tồn kho và chi trả các khoản nợ đã khiến doanh nghiệp này đã khiến ngập khá nhiều vốn vào tài sản này thời gian qua.

9 tháng đầu năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Nam Long ghi nhận mức âm lên tới 2.210 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền âm chủ yếu do tăng chi các khoản phải trả lên tới 1.118 tỷ đồng và tăng chi cho hàng tồn kho số tiền 975 tỷ đồng.

Với diễn biến tài chính của Nam Long trong 9 tháng đầu năm 2021, việc âm dòng tiền trong kinh doanh dù khá lớn như trên nhưng tạm thời chưa gây ra sức ép quá lớn về dòng tiền do công ty này có đợt phát hành cổ phiếu thu được số tiền lớn từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên, áp lực về trung và dài hạn có thể sẽ xuất hiện nếu như công ty không thể thực hiện thêm các đợt phát hành mới, trong khi dòng tiền kinh doanh không được cải thiện.

Trong khi đó, giải pháp bổ sung dòng tiền từ đi vay có thể sẽ làm xấu đi cán cân nguồn của doanh nghiệp, đồng thời còn làm gia tăng áp lực cho doanh nghiệp này về chi phí lãi vay. Thực tế trong thời gian qua, chi phí lãi vay của Nam Long cũng đã có xu hướng gia tăng khá mạnh, từ 2,5 tỷ đồng trong quý III/2020 lên gần 19 tỷ đồng trong quý III/2021 (tăng 660%). Chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm 2021 cũng đã đạt mức 59,5 tỷ đồng, tăng tới 413% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàng tồn kho của Nam Long qua các giai đoạn (tỷ đồng)

1/1/2019

1/1/2020

1/1/2021

30/9/2021

Tổng tài sản

9.574

10.904

13.643

24.116

Hàng tồn kho

3.216

4.298

6.069

17.655

顶: 4踩: 546