“Khẩu chiến” Mỹ - Trung về Biển Đông tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) làm cộng đồng quốc tế quan tâm vì nguyên nhân sâu xa.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Đới Binh. Ảnh: Reuters,tỷ số giải quốc gia đức Twitter
Nội dung chính của cuộc “khẩu chiến” lần này chính là Washington kiên quyết phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc với mưu đồ độc chiếm Biển Đông, đặc biệt là các yêu sách hàng hải phi pháp của Bắc Kinh. Ngược lại, Trung Quốc cho rằng chính Mỹ là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn ở Biển Đông khi cho nhiều tàu quân sự tuần tra, tập trận tại đây và can thiệp vào những vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc các quốc gia có biển tại đây.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chỉ trích các hành động bắt nạt ở khu vực Biển Đông và cảnh báo Hội đồng Bảo an rằng một cuộc xung đột sẽ dẫn đến các hậu quả toàn cầu nghiêm trọng đối với an ninh và thương mại. Ngoại trưởng Blinken cho biết thêm đã có nhiều va chạm nguy hiểm giữa các tàu trên biển và các hành động gây hấn nhằm thúc đẩy các yêu sách hàng hải phi pháp, đồng thời nhấn mạnh Washington quan ngại về các hành động đe dọa và bắt nạt các quốc gia khác trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên biển của mình một cách hợp pháp. Ông Blinken cho rằng mọi quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ luật lệ được nhiều nước công nhận để giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình.
Phản ứng trước phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ, Phó Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Đới Binh đã cáo buộc Mỹ khuấy lên vấn đề một cách vô cớ, tùy tiện cử máy bay và tàu quân sự hiện đại tới Biển Đông như một hành động khiêu khích và công khai tìm cách gây bất đồng giữa các nước trong khu vực. Ông Đới Binh cũng cho rằng bản thân Mỹ đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Trong thời gian qua, Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề “nóng” trong quan hệ Mỹ - Trung. Bắc Kinh những năm qua liên tục tìm cách củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông bằng cách xây dựng, quân sự hóa trái phép các đảo nhân tạo trên vùng biển này. Tình hình trên Biển Đông trở nên phức tạp khi hơn 200 tàu Trung Quốc từ ngày 7-3 neo đậu tại Đá Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines cáo buộc đây là những tàu dân quân biển Trung Quốc đang hoạt động trái phép trên Biển Đông.
Trong khi đó, Mỹ gần đây tăng cường các hoạt động trinh sát bằng máy bay gần Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh có những hành động quân sự ngày càng quyết liệt ở Biển Đông và gần đảo Đài Loan. Đô đốc Hải quân John C. Aquilino, Tư lệnh Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ (Indo-Pacom) khẳng định, chính các hoạt động của Trung Quốc buộc Mỹ phải tiếp tục duy trì các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông. Cho đến nay, Mỹ đã hoạt động ở Thái Bình Dương hơn 80 năm và sẽ tiếp tục làm việc đó, kể cả nhằm duy trì các trật tự dựa trên những quy tắc thống nhất quốc tế mà nước này và mọi quốc gia Thái Bình Dương tuân thủ để bảo đảm hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng.
Giới quan sát cho rằng, ngoài quyền lợi tại vùng Biển Đông nguyên nhân sâu xa dẫn đến “khẩu chiến” gay gắt Mỹ - Trung chính là căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh trong nhiều năm qua. Khởi đầu là chiến tranh thương mại giữa hai nước bằng áp đặt khoảng thuế khổng lồ nhằm vào hàng hóa của nhau gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng cho cả hai phía. Tiếp sau đó là bất đồng về điều tra nguồn gốc của dịch bệnh Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc. Sau đó là cáo buộc tấn công mạng có liên quan đến an ninh quốc gia lẫn nhau, rồi đến vấn đề chủ quyền Đài Loan, Hồng Kong và hành động ngang ngược với âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh… Những vấn đề trên ngày càng khoét sâu thêm rạn nứt trong quan hệ giữa hai nước từ đó làm cho mâu thuẫn ngày càng leo thang khó có thể dung hòa.
HN tổng hợp