【lịch sử đối đầu mu vs arsenal】Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho tín dụng tiêu dùng

  发布时间:2025-01-25 18:10:15   作者:玩站小弟   我要评论
Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngCông ty tài chính lo ngại cạnh tranh lịch sử đối đầu mu vs arsenal。
Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Công ty tài chính lo ngại cạnh tranh từ chuỗi cầm đồ,ếptụchoànthiệnhànhlangpháplýchotíndụngtiêudùlịch sử đối đầu mu vs arsenal công ty "núp bóng" cho vay
20.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi được dành cho công nhân
Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho tín dụng tiêu dùng
Tọa đàm bàn về nhiều vấn đề nóng trong hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay. Ảnh: N.H

Tại tọa đàm, các ý kiến đều cho rằng tín dụng tiêu dùng là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế, giúp tăng khả năng tiếp cận tài chính đối với người yếu thế trong xã hội, góp phần thúc đẩy tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần có giải pháp tăng cường tín dụng tiêu dùng. Hiện Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý cho tín dụng tiêu dùng, nhưng vẫn cần điều chỉnh và tiếp tục xây dựng cho phù hợp với tình hình hiện tại.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra rằng, trong bối cảnh nhiều người mất việc, cần tiền phải đi vay tiêu dùng, mua sắm, nhưng lãi suất tín dụng tiêu dùng dù thuộc tổ chức tín dụng chính thức hay kênh không chính thức đều rất cao. Việt Nam có quy định lãi suất trên 20% được xem là lãi suất không hợp pháp. Tuy nhiên, thực tế không ai bị truy tố vì cho vay lãi suất cao hơn 20%.

“Luật thì có nhưng việc áp dụng luật chưa chặt chẽ, vì vậy lãi suất tín dụng có thể lên tới 20%-30%, các tiệm cầm đồ, tín dụng đen còn tính lãi cao hơn rất nhiều, có thể lên đến vài trăm phần trăm” – TS Nguyễn Trí Hiếu nói. Hiện chưa có biện pháp để kiểm soát hiệu quả vấn đề lãi suất. Bên cạnh đó, rất nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính áp dụng lãi và phí cộng lại rất cao. Ngoài ra vẫn còn hiện tượng cho vay kèm theo hợp đồng bảo hiểm.

Đối với vấn đề thu hồi nợ, Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng muốn thu hồi nợ đúng luật phải có quy định pháp luật đầy đủ. Ngân hàng Nhà nước đã có rất nhiều văn bản quy định về vấn đề này và phải được thực hiện, kiểm tra, giám sát. Về phía ngân hàng, công ty tài chính, để đòi được nợ thì cần có nghiệp vụ bài bản và chuyên nghiệp. Thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã có các Thông tư 43/2016/TT-NHNN, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định rất rõ ràng về vấn đề đốc thúc thu hồi nợ, không được gọi điện thoại sau 21 giờ, không gọi quá 5 lần trong 1 ngày… Trong văn bản của NHNN quy định không được đe dọa khi thu hồi nợ, nhưng thế nào là đe dọa thì lại chưa có quy định cụ thể.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Trưởng đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TPHCM cho biết, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TPHCM vừa nhận được báo cáo của 10/12 hội viên. Qua tổng hợp các báo cáo thực trạng hoạt động, theo đó các hội viên đã thực hiện và tuân thủ khá đúng quy định về lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

Tuy nhiên, 7/10 công ty tài chính báo cáo đã bị cơ quan chức năng kiểm tra, hiện chưa có kết luận. Cả nước hiện có 16 công ty được Ngân hàng nhà nước cấp phép trong khi các app (ứng dụng) không được cấp phép rất nhiều gây ảnh hưởng tới những công ty chính thống khiến họ bị đánh đồng, bị ngộ nhận, bị ảnh hưởng thương hiệu. Thậm chí, công ty tài chính tiêu dùng hợp pháp, được cấp phép quản lý đang bị đánh đồng với tín dụng đen.

Ông Minh cho biết thêm, hoạt động cho vay và thu hồi nợ quý 1/2023 tăng trưởng thấp, có công ty tài chính sụt giảm cả cho vay và thu hồi nợ. Giai đoan 2016-2022, các công ty tài chính phát triển rất tốt, tăng trưởng 19-20%, chiếm 14-15% tổng dư nợ chung, cao hơn tăng trưởng chung nhưng quý 1/2023 thì ngược lại.

Các công ty tài chính cũng gặp khó khăn do đội ngũ nhân viên nghỉ việc nhiều, khó tuyển dụng do rủi ro nghề nghiệp, định kiến xã hội. Nhiều khách hàng vay tiêu dùng chây ì trả nợ, khi nhân viên tài chính nhắc còn đe dọa ngược lại.

Để thị trường cho vay tiêu dùng tăng trưởng trở lại, hạn chế tín dụng đen, ông Minh đề xuất cần tăng cường giải pháp tuyên truyền tránh để khách hàng nhầm lẫn công ty tài chính tiêu dùng hợp pháp với công ty trái pháp luật. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần công bố danh sách các doanh nghiệp tín dụng tiêu dùng được cấp phép, có quản lý để người dân nhận diện tốt hơn. Cần truyền thông thêm nghĩa vụ người đi vay, rủi ro trả nợ không đúng hạn, giúp người dân có niềm tin hơn.

Về phía các công ty tài chính, cần tiếp tục quảng bá hình ảnh là công ty chính thống hợp pháp. Đồng thời, cần đưa ra nhiều sản phẩm phong phú, hữu ích cho khách hàng. Cho công nhân KCX-KCN vay trả góp, mở rộng mạng lưới về vùng sâu xa. Đặc biệt, phải cải tiến văn hóa thu hồi nợ.

Hiệp hội Ngân hàng cũng sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến cho vay tiêu dùng để có kiến nghị phù hợp, tăng cường đào tạo cán bộ, tổ chức hội thảo, tìm kiếm giải pháp tốt cho thị trường tài chính tiêu dùng trong thời gian tới. Ngoài ra, ông Minh cho biết sẽ đăng ký làm việc với Công an TPHCM xung quanh hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt hơn 933.000 tỷ đồng, trong đó khối các công ty tài chính có dư nợ cho vay khoảng 104.000 tỷ đồng.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng những năm vừa qua khá cao. Năm 2022, cho vay tiêu dùng tăng 21,9% so với năm trước. Nếu tính chung giai đoạn từ 2018 đến nay, bình quân mỗi năm, tăng trưởng cho vay tiêu dùng ở TPHCM khoảng 36%.

“Nếu năm 2018, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn khoảng 500.000 tỷ đồng thì đến nay đã lên tới khoảng 933.000 tỷ đồng. Tính theo dân số khoảng 9,2 triệu người, bình quân một người dân tiếp cận khoảng 102 triệu đồng, xét về chi tiêu của đời sống xã hội thì con số này rất thiết thực”, ông Dũng nhận định.

Theo NHNN chi nhánh TPHCM, xu hướng cho vay tiêu dùng hiện nay chủ yếu là vay trung và dài hạn, tỷ trọng cho vay dài hạn (từ 10-15 năm) trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 86%, trong đó chủ yếu là cho vay xây mới, thuê, thuê mua, sửa chữa nhà ở.

相关文章

最新评论