Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhanh chóng chỉ đạo thu hồi đề án 'Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH,ồiđềnđổimớithiTHPTquốcgiatỉsoi kèo atletico mineiro CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020' ngay sau khi báo chí thông tin về đề án này.
Cô trò lớp 12CV Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh, TP.HCM trao đổi đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 do Bộ GD-ĐT công bố - Ảnh: NHƯ HÙNG
Ngày 22-5, thông tin chính thức từ Bộ GD-ĐT cho biết từ phản ánh của báo chí về đề án "Đổi mới thi THPT QG và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo kiểm tra lại nội dung đề án.
Theo đó, Bộ trưởng đã xét thấy nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi.
Ngoài ra, bộ cũng phát hiện và thừa nhận có một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi. Do vậy, Bộ trưởng đã chỉ đạo thu hồi đề án để tiếp tục hoàn thiện.
Theo Bộ GD-ĐT, lý do để bộ xây dựng đề án này là để đảm bảo sự ổn định và làm cơ sở để tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2021 trở đi phù hợp với chương trình SGK mới.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng giải thích con số hơn 749 tỉ đồng là khái toán cho 3 năm từ 2018-2020. Bộ phận soạn thảo đã đưa vào khái toán nhiều khoản kinh phí không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi THPT QG và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Ví dụ kinh phí từ đề án Ngoại ngữ quốc gia, dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Chương trình Phát triển các trường sư phạm (ETEP)... Cách khái toán này đã dẫn đến sự không thống nhất trong cách hiểu.
Bộ trưởng đã chỉ đạo bộ phận soạn thảo nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án, đặc biệt là khi tính toán các nội dung về tài chính.
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, Bộ GD-ĐT vừa phê duyệt đề án "Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020".
Theo khái toán tổng kinh phí thực hiện, trong ba năm, từ năm 2018-2020, đề án này sẽ tiêu tốn hơn 749 tỉ đồng.
Theo đề án, năm 2018 sẽ chi hơn 344 tỉ đồng, năm 2019 chi hơn 203,6 tỉ đồng và năm 2020 chi hơn 201,6 tỉ đồng.
Đặc biệt, tuy đề án có tên "Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020", nhưng theo chính nội dung đề án này, thì trong ba năm thực hiện (từ năm 2018-2020), kỳ thi THPT quốc gia về cơ bản không thay đổi so với phương án thi THPT quốc gia đã thực hiện năm 2017 và phương thức thi THPT quốc gia năm 2018 đã công bố.
Trong số các "sản phẩm của đề án" được liệt kê, có sự xuất hiện của cả Quy chế thi THPT quốc gia, Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy chế này.
Ngoài ra, tổng kinh phí đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi THPT quốc gia, tuyển sinh và xây dựng, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia với tổng kinh phí khoảng 300 tỉ đồng.
Năm 2018, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia cũng được tính toán mức phí trên 35 tỉ đồng, bao gồm từ việc tập huấn nghiệp vụ thi, ra đề, chi phí địa điểm làm việc, ăn ở, thuê hạ tầng, vận hành, nâng cấp phần mềm quản lý thi, vận chuyển đề, chấm thi, kiểm tra thi.
Riêng số tiền được tính toán mua, thuê máy móc vật tư phục vụ ra đề thi là trên 19 tỉ đồng. Công tác kiểm tra thi với 40 đoàn, mỗi đoàn 5 người x 3 ngày thì mức chi phí phải bỏ ra là trên 1,53 tỉ đồng.
Đề án về đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm 2018-2020 đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo thu hồi - Ảnh: NGỌC HÀ
Theo NGỌC HÀ – Tuổi trẻ Online