Empire777

Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc c kết quả vô địch quốc gia na uy

【kết quả vô địch quốc gia na uy】Nợ công có thêm “ngưỡng" cảnh báo trước khi chạm trần

VP

Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố các luật mới.

Quy định chặt chẽ hơn về quản lý rủi ro nợ công

Theợcôngcóthêmngưỡngquotcảnhbáotrướckhichạmtrầkết quả vô địch quốc gia na uyo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Luật Quản lý nợ công mới gồm 10 Chương, 63 Điều, quy định về hoạt động quản lý nợ công (QLNC) bao gồm huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và các nghiệp vụ QLNC. Theo đó, Chương 1 gồm 9 Điều, quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, phân loại nợ công, nguyên tắc QLNC, nội dung quản lý nhà nước về nợ công, giám sát việc QLNC, những hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm pháp luật về QLNC.

Chương II gồm 11 Điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong QLNC, trong việc tiếp nhận, sử dụng vốn vay hoặc được bảo lãnh vay vốn. Việc phân định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan trong QLNC theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất QLNC, giao nhiệm vụ cho một cơ quan là Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính trong QLNC, tăng cường thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, tăng thẩm quyền của tập thể, quy định thẩm quyền của cá nhân; gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân với trách nhiệm quản lý huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công.

Chương III quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình QLNC 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, hạn mức bảo lãnh Chính phủ 5 năm, hàng năm và hạn mức cho vay lại hàng năm.

Chương IV quy định về việc quản lý huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ. Chương V quy định về quản lý cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài. So với Luật QLNC năm 2009, việc cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định chặt chẽ hơn về đối tượng vay lại, điều kiện vay lại, thẩm định cho vay lại, bổ sung quy định về phương thức cho vay lại, dự phòng rủi ro và quản lý rủi ro cho vay lại.

Chương VI quy định về việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. So với Luật trước đây, việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ được quy định theo hướng siết chặt điều kiện được bảo lãnh Chính phủ đối với từng nhóm đối tượng, bổ sung quy định về quản lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ.

Về bảo đảm khả năng trả nợ công, Chương VIII quy định để đảm bảo an toàn, bền vững nợ công, việc huy động vốn vay phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công và chủ động bố trí nguồn vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn, các khoản vay mới chỉ được thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động đến quy mô nợ công, trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn.

Bên cạnh các quy định về quản lý rủi ro cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ tại Chương V, VI, Điều 55 quy định cụ thể quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công, từ việc nhận diện rủi ro, phân loại rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, xử lý khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến nợ công. Đồng thời, nội dung quy định về Quỹ Tích luỹ trả nợ quy định rõ các yêu cầu quản lý Quỹ, nguồn thu và sử dụng Quỹ, việc quản lý nguồn vốn nhàn rỗi và đảm bảo nguồn ngoại tệ của Quỹ, cơ chế xử lỹ khi Quỹ tích luỹ trả nợ không đủ nguồn.

Luật QLNC có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018.

Vốn ODA đã ký kết chưa phải là mức giải ngân

Tại buổi công bố Luật, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính đã giải đáp một số vấn đề được các phóng viên quan tâm liên quan đến những nội dung mới của Luật QLNC.

Liên quan “ngưỡng cảnh báo nợ công” quy định tại điều 21, Luật QLNC, ông Trương Hùng Long cho biết đây là khái niệm mới được bổ sung vào Luật QLNC năm 2017. Bên cạnh khái niệm trần nợ công đã có trước đây, Luật có thêm khái niệm ngưỡng để cảnh báo khi mức nợ công tiến gần đến mức trần và theo đó thực hiện các biện pháp để xử lý, kiểm soát. Đây là một thông lệ quốc tế phổ biến mà Luật lần này đã tiếp cận. Trong Luật QLNC cũng quy định rõ mức ngưỡng nợ công do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ. “Về mặt bản chất, ngưỡng là để đưa ra các biện pháp để kiểm soát. Khi nợ đến ngưỡng, chúng ta phải kiểm soát các nhu cầu về vay nợ, đồng nghĩa kiểm soát bội chi, cho vay lại, hạn mức về bảo lãnh, để đảm bảo nợ công không tiến sát đến trần”, ông Trương Hùng Long cho biết.

Trả lời câu hỏi về mức vốn vay nước ngoài ký kết hiện nay đã vượt mức vốn vay nước ngoài 300.000 tỷ đồng được quy định trong kế hoạch trung hạn, lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, vấn đề này hiện nay Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm giải trình, báo cáo Quốc hội. Với Bộ Tài chính, trong kế hoạch tài chính 5 năm, mức vốn vay nước ngoài cho đầu tư được Chính phủ phê chuẩn là 300.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đây là tổng mức giải ngân của giai đoạn 2016 – 2020, không phải là tổng số ký kết.

Ông Trương Hùng Long giải thích, trước khi có giải ngân thì các dự án phải qua quá trình đàm phán, ký kết. Trong giai đoạn 2016 – 2020, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ ngành để có chủ trương cho các dự án đầu tư mới. Những dự án này là chủ trương, cần phải có quá trình, qua đàm phán mới trở thành dự kiến giải ngân của giai đoạn đó. Những dự án mới đang chủ trương, chưa đàm phán, giải ngân thì chưa hình thành các khoản nợ.

Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cũng cho biết, nếu trong giai đoạn này chúng ta đẩy mạnh tốc độ giải ngân vượt qua mức 300.000 tỷ đồng thì chắc chắn tổng mức đầu tư từ Nhà nước sẽ phải giảm trừ phần vốn trong nước để dành cho vốn nước ngoài, để đảm bảo cân đối vĩ mô.

Có một thực tế, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi nước ngoài. Từ 1/7/2017, Ngân hàng Thế giới (WB) đã chấm dứt cho Việt Nam vay ODA. Hết năm 2018, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng chấm dứt việc này, và một số các quốc gia khác cũng đang chuẩn bị tương tự. Với EU, theo quy định từ 2017 trở về trước các thành tố ưu đãi trong khoản vay của các nước thành viên cho Việt Nam là 25% (không có ràng buộc). Tuy nhiên, từ 2018 trở đi tỷ lệ này còn 15%. “Do đó, chúng ta nên tranh thủ giai đoạn này để tận dụng số vốn ODA còn lại”, ông Trương Hùng Long nói./.

Hoàng Yến

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap