您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【nhận định bóng đá trực tuyến】TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa

Nhận Định Bóng Đá4人已围观

简介Doanh nghiệp “đau đầu” vì hàng xuất khẩu bị tuồn ra thị trường Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ...

Doanh nghiệp “đau đầu” vì hàng xuất khẩu bị tuồn ra thị trường Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore tăng 27,ồChíMinhĐadạnghìnhthứchỗtrợdoanhnghiệpxuấtkhẩuhànghónhận định bóng đá trực tuyến03% Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
TP Hồ Chí Minh:  Đa dạng hình thức hỗ trợ  doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản trao đổi tại hội nghị kết nối . Ảnh: T.H

Xuất khẩu qua kênh phân phối

Một trong những giải pháp hiệu quả được TPHCM hỗ trợ doanh nghiệp, đó là thông qua hệ thống phân phối của chuỗi siêu thị nước ngoài, các doanh nghiệp TPHCM kỳ vọng gia tăng xuất khẩu.

Cuối tuần qua, chương trình Tuần lễ kết nối giao thương và giới thiệu sản phẩm Việt tại hệ thống phân phối hiện đại AEON Việt Nam do UBND TPHCM tổ chức đã thu hút trên 150 doanh nghiệp tham gia nhằm gia tăng hàng hóa xuất khẩu qua hệ thống này.

Thông tin về thị trường Nhật Bản,

Theo số liệu từ Cục Hải quan TPHCM, trong 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu qua cảng TPHCM ước đạt 41,67 tỷ USD, tăng 8,2%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 55,79 tỷ USD, tăng 10,6%, so với cùng kỳ năm 2023.

ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, trong nhiều năm qua, Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 ước đạt gần 45 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 23,3 tỷ USD và nhập khẩu từ quốc gia này 21,6 tỷ USD. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4, là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.

Tập đoàn AEON – một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới đã được TPHCM lựa chọn kết nối cho doanh nghiệp thành phố. Dựa vào các tiêu chí của AEON Việt Nam, trong đó chú trọng tiêu chí “an toàn, sản phẩm mới, đặc trưng vùng miền – truyền thống”, ITPC đã tổng hợp được hơn 215 hồ sơ của doanh nghiệp gửi về đăng ký tham dự Tuần lễ Triển lãm, và có 34 doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí đánh giá và được lựa chọn trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Năm nay, các sản phẩm được giới thiệu để kết nối tập trung vào mặt hàng chất lượng cao, đáp ứng xu hướng sống khỏe của khách hàng sau đại dịch, gồm các lĩnh vực như: sản phẩm hữu cơ; thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn; nông sản đóng gói,…

Trong đó, có nhiều sản phẩm thiên nhiên thân thiện với môi trường, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp đối tác, như: ống hút cỏ bàng của Công ty TNHH Thế Kỷ Số, các sản phẩm đồ dùng nhà bếp làm từ gỗ dừa của Công ty TNHH TM Hoà Mai.

Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam, chương trình kết nối giao thương đưa hàng hóa vào chuỗi siêu thị AEON Việt Nam được tổ chức với sự tham gia của hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia gặp gỡ trực tiếp đại diện phụ trách thu mua các nhóm ngành hàng của Tập đoàn AEON.

Thông qua các buổi trao đổi, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết về các yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết để đưa sản phẩm vào chuỗi siêu thị AEON tại Việt Nam và Nhật Bản; từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đồng thời mở ra hướng đi mới cho việc thâm nhập vào các thị trường quốc tế khó tính.

Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp

Ngoài chương trình trên, trước đó, vào cuối tháng 10/2024, qua kết nối của ITPC, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản), Tập đoàn CGC Japan với 205 công ty thành viên, cùng hệ thống phân phối bán lẻ lên đến 4.448 cửa hàng đã đến TPHCM tìm kiếm nguồn hàng.

Ông Ikeda Norimasa, Giám đốc điều hành tập đoàn CGC cho biết, với số lượng cửa hàng như trên, lượng khách hàng đến mua sắm mỗi ngày tại các siêu thị, cửa hàng này lên đến 6,7 triệu lượt người.

Theo ông Ikeda Norimasa, với độ phủ rộng, tệp khách hàng lớn, tập đoàn đang tiếp tục tìm kiếm thêm nhà cung cấp, đối tác tại Việt Nam bên cạnh những nhà cung cấp Thái Lan, Philippines hiện nay.

Để tiếp cận xuất khẩu hàng hóa thông qua gần 4.500 cửa hàng của tập đoàn CGC, các nhà sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam đã giới thiệu hàng trăm sản phẩm thuộc nhóm nông sản tươi, nông sản chế biến…với đối tác Nhật Bản.

Cùng với thị trường Nhật Bản, nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa Hồng Kông, Trung Quốc và TPHCM, ngày 17/12/2024, Diễn đàn Đầu tư - Thương mại TPHCM và Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao được tổ chức tại TPHCM.

Tại diễn đàn này, doanh nghiệp hai bên kết nối, trao đổi và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như: đầu tư, tài chính, kinh tế xanh, khoa học công nghệ, xuất nhập khẩu, thương mại điện tử, sản xuất, logistics, nông sản, thực phẩm…

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Về đầu tư, trong 7 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới với 540 dự án với tổng vốn đăng ký mới 1,22 tỷ USD, chiếm 29,7% tổng số dự án đầu tư mới của cả nước.

Vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam trước đây thường tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo, các ngành nghề sản xuất, gia công đồ gỗ gia dụng, giày da, may mặc... thì nay đang chuyển dịch sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất công nghiệp, điện tử, ô tô, năng lượng xanh...

Trong đó, TPHCM là địa phương có nhiều dự án đầu tư Trung Quốc nhất với 731 dự án, sẽ tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp thành phố xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các doanh nghiệp cho rằng, thông qua sự kiện kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp hai nước sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển lớn mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế, từ đó gia tăng sự cạnh tranh và khẳng định vị thế của sản phẩm Việt Nam trên toàn cầu.

Tags:

相关文章