当前位置:首页 > Cúp C2

【soi kèo werder bremen】Tiến tới thẻ công dân điện tử

* Thời hạn sử dụng CMND thay đổi tùy độ tuổi

Sáng nay,ếntớithẻcngdnđiệntửsoi kèo werder bremen 12-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân. Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam thừa ủy quyền Chính phủ đã trình bày Tờ trình về dự án Luật này.

Theo đó, tới đây sẽ có một số thay đổi quan trọng trong việc cấp Chứng minh nhân dân cho công dân. Để bảo đảm đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, số chứng minh nhân dân được quy định là số định danh cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, là dãy số tự nhiên gồm 12 số, được cấp cho mỗi công dân Việt Nam và không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu về căn cước và dữ liệu khác về công dân. Đây chính là chìa khóa giúp khai thác các thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân cũng như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không phải yêu cầu công dân xuất trình nhiều giấy tờ không cần thiết.

Mặt khác, nếu như trước đây, số chứng minh nhân dân sẽ thay đổi khi công dân thay đổi nơi thường trú từ tỉnh này sang tỉnh khác nên rất khó quản lý vì có thể lặp lại ở người khác, thì nay dự thảo Luật quy định số chứng minh nhân dân là số định danh cá nhân và gắn với riêng công dân đó, không lặp lại ở người khác. Trường hợp đổi, cấp lại chứng minh nhân dân thì số chứng minh nhân dân vẫn giữ đúng theo số ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp lần đầu.

Thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân cũng có thay đổi. Dự thảo Luật quy định thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân tương thích với từng độ tuổi nhất định; trong đó, thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân kể từ ngày cấp là 10 năm đối với người từ 15 tuổi đến dưới 25 tuổi, 15 năm đối với người từ đủ 25 tuổi đến dưới 55 tuổi. Người từ đủ 55 tuổi trở lên thì không xác định thời hạn.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Nam, sự thay đổi này phù hợp hơn, do ở mỗi độ tuổi khác nhau thì mức độ thay đổi về đặc điểm nhân dạng của người được cấp chứng minh nhân dân là khác nhau.

Liên quan đến người được cấp chứng minh nhân dân, đáng chú ý là dự thảo Luật không hạn chế người làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân, kể cả người đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chấp hành án phạt tù; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình. Quy định này bảo đảm quyền được cấp chứng minh nhân dân của công dân để phục vụ giao dịch, đi lại…

Theo Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 7 và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Nguồn: (SGGPO)

分享到: