【soi kèo barca vs getafe】Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu chè, cà phê sang Trung Quốc

时间:2025-01-10 10:50:07来源:Empire777 作者:Thể thao
Việt Nam là nước đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. 

Lợi thế trong sản xuất chè và cà phê

Việt Nam là quốc gia có lợi thế và tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới,ệtNamcònnhiềudưđịaxuấtkhẩuchècàphêsangTrungQuốsoi kèo barca vs getafe thuận lợi để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền.

Sản phẩm nông lâm, thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 180 thị trường trên thế giới, phủ khắp trên hầu hết các nước trên toàn cầu. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ vị trí tốp đầu trên thế giới như lúa gạo, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, thủy sản, đồ gỗ…

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung xây dựng ngành chè, cà phê Việt Nam, thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, an toàn, thu hút đầu tư, liên doanh liên kết nhằm phát triển lĩnh vực chế biến, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.

Trong đó, đối với ngành chè: Diện tích chè cả nước năm 2018 khoảng 125 nghìn ha, năng suất đạt gần 90tạ/ha và sản lượng đạt trên 1 triệu tấn búp tươi. Đến nay Việt Nam có thể sản xuất đủ các loại chè phục vụ cho nhu cầu tiêu dùngđa dạng của khách hàng trên thế giới.

Việt Nam là nước đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Việt Nam xuất khẩu chè sang 61 Quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu chè Việt Nam hiện nay đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc về sản lượng và xuất khẩu chè xanh. Trong năm 2018 lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 128.000 tấn, trị giá đạt 219 triệu USD;

Đối với ngành cà phê, tổng diện tích cà phê cả nước đến hết năm 2018 đạt 688,4 ngàn ha, tăng 157.5 ngàn ha so với 10 năm trước (năm 2008), tăng 29.7%, sản lượng cà phê nhân xấp xỉ 1,62 triệu tấn, tăng 49 nghìn tấn. 

Hiện tại, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ hai thế giới và dẫn đầu toàn cầu về cà phê robusta. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,88 triệu tấn, trị giá 3,5 tỷ USD tăng gần 20% về lượng, tăng 1% về trị giá so với năm 2017.

Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và truyền thống nhập khẩu nông sản Việt Nam. 

Dư địa từ thị trường lớn

Theo các chuyên gia đánh giá, Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và truyền thống nhập khẩu nông sản Việt Nam. Với dân số hơn 1,42 tỷ dân, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới,và có hàng trăm triệu khách du lịch, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú.

Đối với nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.

Tiềm năng và nhu cầu nhập khẩu các loại nông sản của Trung Quốc còn rất lớn. Xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng và tốc độ đô thị hóa nhanh tiêu thụ chè và cà phê tại Trung quốc ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên,Trung Quốc  mới chỉ là thị trường nhập khẩu xếp thứ 12 về cà phê với kim ngạch đạt trên 109 triệu USD và đứng thứ 4 về chè của Việt Nam đạt kim ngạch gần 20 triệu USD (đứng thứ 1 về cao su, rau quả và sắn các loại; đứng thứ 3 về gỗ và các sản phẩm gỗ; đứng thứ 5 về thủy sản);...

Do vậy, ngày 14/10 tới đây, nhân dịp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú thăm chính thức Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Hợp tác  phát triển sản xuất và tiêu thụ chè, cà phê Việt Nam - Trung Quốc” do hai Bộ trưởng chủ trì nhằm tạo kênh kết nối giao thương, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè, cà phê giữa hai nước.

Diễn đàn này sẽ giúp các cơ quan nhà nước, địa phương, doanh nghiệp hai nước trao đổi hợp tác phát triển sản xuất, chế biến và thương mại chè và cà phê Việt Nam – Trung Quốc; trao đổi, học tập kinh nghiệm từ đó giúp hai nước có các định hướng trong sản xuất, chế biến nhằm phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của thị trường; các doanh nghiệp trong lĩnh vực chè và cà phê hai nước trao đổi, tìm hiểu, tăng cường liên kết trong sản xuất, cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến và liên kết trong phát triển thị trường tiêu thụ, đảm bảo lợi ích chung của nhân dân hai nước.

相关内容
推荐内容