【kết quả oman】Hội nghị cấp Bộ trưởng WTO lần thứ 13 kết thúc muộn hơn so với dự kiến
Thúc đẩy hợp tác kinh tế,ộinghịcấpBộtrưởngWTOlầnthứkếtthúcmuộnhơnsovớidựkiếkết quả oman thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam - Costa Rica Việt Nam coi trọng hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn Việt Nam - Trung Quốc: Duy trì quan hệ kinh tế tốt đẹp, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư |
Theo lịch trình dự kiến ban đầu, Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 13 của Tổ chức Thương mại Thế giới (MC13) sẽ diễn ra từ 26 đến 29/2/2024 tại Abu Dhabi, Thủ đô của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Phiên bế mạc Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 sẽ diễn ra vào 17h ngày 1/3/2024 theo giờ Việt Nam |
Ngày 29/2, Hội nghị đã bước vào ngày cuối cùng theo lịch trình song 164 quốc gia thành viên của WTO đã không đạt được sự đồng thuận về các vấn đề then chốt như: Trợ cấp đánh bắt cá, nông nghiệp và việc hoãn áp thuế quan đối với các giao dịch kỹ thuật số...
Vì lý do này, Phiên họp bế mạc Hội nghị đã bị hoãn lại. Theo kế hoạch, trước khi diễn ra Phiên bế mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng WTO lần thứ 13, một cuộc họp không chính thức của các Trưởng phái đoàn sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 1/3/2024, trong khoảng từ 11h-12h trưa nhằm cung cấp tài liệu cũng như các kế hoạch hành động của WTO trong tương lai.
Và khoảng thời gian từ khi kết thúc cuộc họp không chính thức đến Phiên họp bế mạc là để các Trưởng phái đoàn có đủ thời gian nghiên cứu, xem xét các dự thảo văn bản, tài liệu.
Phiên bế mạc chính thức của Hội nghị MC13 dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày mai, thứ Sáu, ngày 1/3/2024 lúc 2h chiều, theo giờ UAE, tức là vào 17h theo giờ Việt Nam.
Hội nghị MC13 được diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu 2023 vẫn trong tiến trình phục hồi để trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đại dịch Covid-19 và đồng thời vẫn đang chịu ảnh hưởng của tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp.
Do vậy, tại Hội nghị MC13, các Thành viên WTO đã thảo luận về việc triển khai các kết quả đã được thống nhất tại Hội nghị MC12, bao gồm việc tiếp tục đàm phán giai đoạn 2 của Hiệp định Trợ cấp thủy sản và thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Trợ cấp thủy sản giai đoạn 1; xác định các định hướng lớn trong cải cách WTO, trong đó có cải cách cơ chế giải quyết tranh chấp; mở rộng miễn trừ nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS cho các sản phẩm chẩn đoán và điều trị Covid-19; xem xét tiếp tục gia hạn cam kết không áp thuế hải quan đối với truyền dẫn điện tử trong thương mại điện tử; thúc đẩy việc đàm phán các nội dung cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó, các thành viên WTO cũng đã thảo luận về các chủ đề mới như thương mại mang tính bảo trùm để đảm bảo các nền kinh tế và các bộ phận dân cư khác nhau đều được hưởng lợi từ thương mại quốc tế, thương mại và chính sách hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp… Hội nghị MC13 cũng chính thức kết nạp hai Thành viên WTO mới là Comoros và Đông Ti-mo.
Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị MC13, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao vai trò của WTO trong việc dẫn dắt, thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại một cách hiệu quả. Để WTO nói chung và Hội nghị MC13 nói riêng góp phần tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tạo thêm nhiều cơ hội thực chất cho doanh nghiệp và người dân, Bộ trưởng đề nghị các Thành viên WTO tập trung vào các nội dung thảo luận và đàm phán đã có nhiều tiến bộ để thu hẹp khoảng cách và tiến tới đạt sự đồng thuận giữa các thành viên (trong đó việc cải cách cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có vai trò rất quan trọng); cũng như tìm giải pháp phù hợp cho vấn đề phát triển, giải quyết căn bản sự khác biệt về quan điểm giữa các thành viên trong vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt trong bối cảnh hiện nay để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả thành viên, phù hợp với trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Bộ trưởng cũng khẳng định Việt Nam đã và đang triển khai đầy đủ các kết quả đã đạt được tại MC12. Cũng như nhiều thành viên có trách nhiệm khác, Việt Nam cam kết ủng hộ nỗ lực và các sáng kiến cải cách WTO để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này. Bên lề Hội nghị MC13, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng có các cuộc tiếp xúc và họp song phương với Tổng giám đốc Tổ chức Thuơng mại Thế giới để khẳng định cam kết ủng hộ hệ thống thương mại đa phương của Chính phủ Việt Nam; Cùng đó, Bộ trưởng đã có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với một số Thành viên WTO như: Bun-ga-ri, Cộng hòa Séc, Costa Rica, Kazakhstan, Israel, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nê-pan, Ru-ma-ni, Ca-na-đa, Ma-lai-si-a để thảo luận về các vấn đề song phương và khu vực mà các bên cùng quan tâm, từ đó trao đổi, tìm giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. |
(责任编辑:Cúp C1)
- Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- Bảo Ngọc khoe đường cong gợi cảm sau khi đăng quang Hoa hậu Liên lục địa
- Kỷ luật cảnh cáo cô giáo đánh bầm tím 2 chân học sinh lớp 6
- Ngắm vẻ khác lạ của Hoa hậu Thùy Tiên với phong cách kẹo ngọt
- Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- 'Ông Nawat chỉ đùa khi nói Hoa hậu Thùy Tiên kiếm 70 tỷ đồng trong 3 tháng'
- Tranh cãi màn hô tên 'như hét vào tai' của thí sinh Miss Grand Vietnam 2022
- Tranh cãi màn hô tên 'như hét vào tai' của thí sinh Miss Grand Vietnam 2022
- Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- Thành tích học tập cực đỉnh của nam sinh Bách khoa hai lần giành ngôi nam vương
- Chế Nguyễn Quỳnh Châu: 'Nhờ danh hiệu Á hậu, cát
- Nhan sắc và trình độ đáng nể của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022
- Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- Ngắm vẻ khác lạ của Hoa hậu Thùy Tiên với phong cách kẹo ngọt
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Sau 6 năm đăng quang hoa hậu, Đỗ Mỹ Linh 'lên hương' cả sự nghiệp lẫn tình yêu
- Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh kết hôn với Chủ tịch CLB Hà Nội ngày 23/10
- Đoàn Thiên Ân vào top 10 vòng thi áo tắm tại Miss Grand
- Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- Á hậu Hoà bình Quốc tế 2022 từ bỏ danh hiệu