【kết quả kobe】2019: Sẵn sàng cho sự bứt phá

 人参与 | 时间:2025-01-25 04:26:55

2019 san sang cho su but pha

Quy mô nền kinh tế của Việt Nam đã lên khoảng 5,ẵnsàngchosựbứtphákết quả kobe5 triệu tỷ đồng Ảnh: ST

Nhiều động lực có tính nền tảng được tạo dựng

Khác với các năm trước, ngay trong ngày đầu năm 2019, cùng với việc ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nếu năm 2018 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 thì năm 2019 có thể coi là năm “bứt phá” nhằm tạo động lực cho kinh tế Việt Nam về đích vào năm 2020. Nhiệm vụ trọng tâm của kinh tế 2019 là vừa phải ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải quyết liệt thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới thực chất hơn nữa mô hình tăng trưởng để duy trì đà tăng trưởng như hiện nay. Với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5%-7% Quốc hội đề ra cho giai đoạn 2016-2020, chúng ta đã đi được hơn một nửa đoạn đường với kết quả khả quan giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng bình quân 6,7% và mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2019 của Quốc hội đề ra là 6,6%-6,8%.

Đánh giá về những động lực cho năm bứt phá 2019, các chuyên gia đều cho rằng, năm 2018 nền kinh tế Việt Nam đã tạo dựng các động lực có tính nền tảng cho tăng trưởng kinh tế năm 2019 và các năm tiếp theo, nhờ đó sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế 2019 đạt kết quả cao. Theo ông Nguyễn Bích Lâm, bên cạnh những thách thức, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, đánh dấu thời điểm nước ta hoàn thành lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và cắt giảm thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, bắt đầu thực thi các cam kết FTA với mức độ cắt giảm sâu rộng. Việt Nam đã ký kết và chuẩn bị triển khai các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA với những cam kết sâu rộng, tiêu chuẩn cao và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Những thỏa thuận FTA này tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nước ta với độ mở cao của nền kinh tế, đồng thời tăng cường cơ hội thu hút và tận dụng dòng vốn FDI trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, các động lực đã sẵn sàng cho một năm 2019 bứt phá. Theo đó, kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ sẽ là nền tảng quan trọng đóng góp rất lớn cho kinh tế Việt Nam. Làn sóng khởi nghiệp hình thành đã huy động được nguồn vốn cho nền kinh tế. Nếu năm 2016 có hơn 110 nghìn DN thành lập mới, năm 2017 có gần 127 nghìn DN thì năm 2018 có hơn 131 nghìn DN thành lập mới, nếu tính chung cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm thì năm 2018 ước tính các DN bổ sung cho nền kinh tế gần 3,9 triệu tỷ đồng.

Chưa kể, nhiều năng lực sản xuất mới được bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2019. Dự kiến năm 2019, bên cạnh hơn 3 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở và trung tâm thương mại, nhiều dự án, công trình lớn sẽ đi vào sản xuất kinh doanh như: Tổ hợp Nhà máy Vinfast tại Hải Phòng với công suất 250 nghìn xe/năm; dự án đầu tư công trình Nhà máy điện sông Hậu tỉnh Hậu Giang có công suất 1200 MW; dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn với chiều dài 63,9 km; công trình đường cao tốc La Sơn - Túy Loan tại Thừa Thiên - Huế với chiều dài 78 km... Bên cạnh đó, nhiều nhà máy chế biến thực phẩm dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2019 và hàng loạt công trình, dự án khác sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2019. Đáng chú ý, ngay từ đầu năm, việc 3 công trình lớn với tổng giá trị đầu tư gần 1 tỷ USD của tỉnh Quảng Ninh được đầu tư từ nguồn vốn tư nhân được khánh thành gồm: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và thông tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đã tạo nên niềm tin, sự hứng khởi mới cho đầu tư và phát triển kinh tế.

Kỳ vọng kinh tế 2019

Nói về động lực đến từ Hiệp định CPTPP, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (NCIF), thuộc Bộ KH&ĐT cho biết: “Nhìn chung về tổng thể CPTPP thực thi là có lợi cho Việt Nam và dự báo tác động của CPTPP với Việt Nam vào khoảng 1,3% GDP. Nếu có những mở cửa lớn hơn về dịch vụ, thì mức tăng trưởng GDP tăng thêm có thể lên tới 2,1%. Những con số này chưa tính đến tác động từ đầu tư cũng như từ sức ép cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước”. Theo TS Trần Toàn Thắng, năm 2019 là năm đầu tiên thực thi CPTPP. Một số nhóm hàng sẽ bắt đầu có thuế quan bằng 0, một số nhóm bắt đầu lộ trình cắt giảm dài hơn. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng kỳ vọng vào triển vọng kinh tế tốt hơn ở Việt Nam, DN nội địa cũng kỳ vọng vào tăng trưởng trong nước tăng, sẽ kéo theo cầu về hàng hoá tăng. Vì thế, việc kỳ vọng tăng sẽ kéo theo đầu tư tăng, theo đó có thể tạo ra những tiềm năng tốt, mở ra “room” rất lớn cho tăng trưởng trong năm 2019.

Mới đây, tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, năm 2019 cần phấn đấu các chỉ tiêu phải cao hơn năm 2018. Đồng tình với mục tiêu này, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quy mô nền kinh tế của Việt Nam đã lên khoảng 5,5 triệu tỷ đồng, nên việc tăng trưởng cao hơn năm 2018 không phải là chuyện dễ dàng. Chính vì thế, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, sáng tạo, kịp thời, quyết liệt những nội dung của Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 của Chính phủ.

Xác định vai trò lớn của kinh tế tư nhân, Nghị quyết 01 nêu rõ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân là một động lực, một bứt phá cho tăng trưởng kinh tế sắp tới. Theo đó, Nghị quyết chú trọng các biện pháp tạo môi trường không tham nhũng, như đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thực thi nghiêm quy định công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ, công tác cán bộ, nhất là công tác đấu thầu dự án đầu tư. Được biết, tới đây, Nghị định hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp sáng tạo sẽ sớm được ban hành để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.

Bên cạnh đó, việc Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết 02 ngay từ đầu năm thay vì tháng 3, tháng 4 như những năm trước đó, với tên gọi mới, Nghị quyết 02 - thay thế cho Nghị quyết 19 và với những quyết tâm mới, giải pháp mới của Nghị quyết này cho thấy một tinh thần quyết tâm cao ngay từ đầu năm trong thực hiện các giải pháp để phát triển kinh tế năm 2019. Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Nghị quyết 02 nhằm tiếp tục thực thi những giải pháp Chính phủ tập trung chỉ đạo để triển khai một trong những đột phá chiến lược là cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Với 5 nhóm giải pháp với 4 lĩnh vực trọng tâm mà Chính phủ, Thủ tướng lựa chọn để ưu tiên chỉ đạo và nếu cải thiện được thì chắc chắn sẽ có bước tiến mạnh về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh.

Để phát huy hiệu quả của các động lực tăng trưởng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mệnh lệnh cải cách và hành động của Chính phủ cũng đã được khẳng định. Chính phủ cũng đã xác định 7 giải pháp lớn trong phát triển kinh tế 2019, trong đó nhấn mạnh Chính phủ và các địa phương trong cả nước cần tập trung rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động của DN. Kỳ vọng những giải pháp này được thực thi hiệu quả nhất quán sẽ mang lại những thành tựu cho năm 2019.

顶: 82踩: 376