Học viên học tiếng Đức trước khi đi du học. Ảnh: Toản Vũ Số lượng đăng ký dự tuyển tại các trường nghề tăng Theọntrườngnghềtrận đấu đêm quao đại diện Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 5/7, trên toàn quốc đã có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tăng hơn 13.500 thí sinh so với năm trước. Trong đó, chỉ có 643.000 em đăng ký xét tuyển cao đẳng, đại học, giảm 9.878 thí sinh so với năm 2019. Đại diện Cục Quản lý chất lượng cho rằng, việc tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào cao đẳng, đại học giảm là xu hướng tích cực, thể hiện việc phân luồng ngày càng tốt hơn. Trong số thí sinh không xét tuyển đại học năm 2020, có thể các em đã lựa chọn cách xét tuyển vào đại học bằng học bạ, hoặc đi du học, hoặc chuyển qua học nghề. Điều này cho thấy học sinh không còn tư duy phải vào đại học bằng mọi giá, mà có nhiều lựa chọn khác nhau. Trong khi đó, theo phản ánh của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự tuyển năm nay cũng tăng so với năm ngoái. Ông Bùi Quang Thịnh - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, nhà trường đã nhận được 2.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển, đạt 2/3 chỉ tiêu tuyển sinh. Số lượng hồ sơ so với năm 2019 tăng, dự kiến từ nay đến hết tháng 9, nhà trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu. Ông Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết, nhà trường đã nhận được 800 hồ sơ đăng ký và nhận nhập học 100 sinh viên, so với thời điểm này năm 2019, số lượng hồ sơ đăng ký vào trường tăng gấp rưỡi. Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cũng cho biết, trong năm 2020, nhà trường đã áp dụng công nghệ vào quá trình tuyển sinh, số hóa toàn bộ hoạt động tuyển sinh bằng phần mềm chuyên trang tuyển sinh trên nền tảng web và app ứng dụng trên các thiết bị di động. Đến thời điểm này, số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển đã đạt 50% chỉ tiêu tuyển sinh. Nhà trường sẽ tập trung thu hút thí sinh sau khi kết thúc thi tốt nghiệp THPT. Lựa chọn du học nghề Ông Cao Văn Sâm – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, việc lựa chọn giáo dục nghề nghiệp thay cho giáo dục đại học thời gian qua của giới trẻ cũng là bình thường. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển, nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cộng với nhu cầu thị trường cần những sản phẩm công nghệ ngày càng nhiều. Điều này là cơ hội để thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển. Hiện nay, ngoài học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước, nhiều học sinh đã lựa chọn du học nghề do các chính sách ưu đãi từ một số thị trường ngoài nước. Bà Nguyễn Thị Thủy - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phát triển và Đào tạo Toàn cầu cho biết, tại Đức có nhiều chính sách du học nghề hấp dẫn từ chính phủ và các trường nghề, các doanh nghiệp liên kết như miễn học phí học nghề, đồng thời học viên được nhận trợ cấp từ 750 - 1.100 Euro/tháng trong suốt 3 năm học, cam kết việc làm sau tốt nghiệp với mức lương khởi điểm từ 2.000 - 4.000 Euro/tháng, cơ hội định cư lâu dài. Chính vì vậy, du học nghề Đức đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ Việt Nam và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Ngoài du học nghề ở Đức, học viên có thể lựa chọn du học Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, học viên có thể lựa chọn các nghề như hàn, cơ khí, công nghệ ô tô, đầu bếp, may mặc,...Trong quá trình học, học viên chỉ phải học các buổi sáng từ thứ 2 – thứ 5, trong đó có 2 buổi học lý thuyết và 2 buổi học thực hành được hưởng lương. Ngoài ra, trong các ngày nghỉ còn lại, nếu được đi thực hành và thực tập, học viên còn được trả lương. Tuy nhiên, để có thể đi du học nghề Hàn Quốc, học viên phải có chứng chỉ Topik 2 hoặc Klat 2.
Tại Nhật Bản, học viên có thể lựa chọn du học nghề điều dưỡng; công nghệ thông tin; nghề điện tử, điện lạnh; nấu ăn. Thời gian học kéo dài từ 2 – 4 năm, tương đương với 1.700 – 3.400 giờ. Khi du học tại Nhật Bản, học viên được vừa học, vừa làm tại các công ty, sau khi hoàn thành chương trình du học, học viên được cấp bằng nghề. Tùy vào thời gian học mà giá trị của bằng có thể là “chuyên gia” hoặc “ chuyên gia cao cấp”./. Bùi Tư |