【tỷ lệ cược ngoại hạng anh】Thanh Hóa: Cơ giới hóa giúp giảm chi phí sản xuất đến 6 triệu đồng/ha

Điển hình đối với sản xuất lúa,óaCơgiớihóagiúpgiảmchiphísảnxuấtđếntriệuđồtỷ lệ cược ngoại hạng anh việc đưa cơ giới hóa đồng bộ vào thay thế sản xuất thủ công đã giảm chi phí sản xuất từ 5,5 đến 6 triệu đồng/ha; năng suất tăng 15- 20%; sâu bệnh giảm đáng kể; thu hoạch mía bằng cơ giới hóa tăng năng suất từ 10% trở lên; chất lượng nông sản đảm bảo nhờ việc thu hoạch nhanh, phơi sấy, sơ chế đúng thời điểm, đảm bảo quy trình kỹ thuật.

Về xã hội, môi trường, cơ giới hóa đã thay thế cơ bản phần việc nặng nhọc trước đây do sức người đảm nhiệm, giải quyết tình trạng thiếu lao động và chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang ngành nghề khác; góp phần giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người thông qua việc sử dụng phân bón hợp lý, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Cụ thể, đến nay toàn tỉnh có 360 máy kéo cỡ lớn, 2.463 máy kéo cỡ trung, 11.275 máy kéo cỡ nhỏ, 9.100 máy bơm, 120 máy cấy lúa, 353 máy gặt đập liên hợp, 12.500 máy tút vò lúa, 4.215 máy xay xát lúa gạo, 5.120 máy nghiền thức ăn gia súc, 440 máy sấy nông sản, 15.567 máy chế biến lương thực, 6.405 máy chế biến gỗ, 119 máy chế biến thủy sản...

Mức độ trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đến năm 2015 đạt bình quân 3,75 HP/ha (tăng 19,4% so với năm 2010), trong đó đất trồng cây hàng năm đạt 1,55 HP/ha, đất trồng lúa đạt 2,20 HP/ha.

Mục tiêu của UBND tỉnh là đến năm 2020 nâng tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất của tỉnh ngang với mức bình quân cả nước. Đối với sản xuất trồng trọt, bình quân tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100%, khâu gieo trồng đạt 50%, khâu chăm bón đạt 60%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến bảo quản đạt 80%. Trong đó tập trung đẩy mạnh cơ giới hóa vào các đối tượng cây trồng chủ lực của tỉnh như cây lúa, mía, sắn, cây ăn quả và nhóm cây rau./.

Khánh Linh