当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【trận đấu mainz 05】Xem xét áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

Áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT để chống gian lận Lý do không giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón xuống 0%?étápthuếGTGTđốivớiphânbótrận đấu mainz 05 Sửa thuế suất thuế GTGT với phân bón đem lại lợi ích kép cho “3 nhà”
 Dây chuyền sản xuất phân bón trong nước. 	Ảnh minh họa: ST
Dây chuyền sản xuất phân bón trong nước. Ảnh minh họa: ST

Tại dự thảo Luật Thuế GTGT, phân bón được đưa vào diện chịu thuế GTGT 5% thay vì không chịu thuế như quy định hiện hành (Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014). Việc phân bón được đưa vào mặt hàng chịu thuế GTGT xuất phát từ trong quá trình thực hiện có phát sinh kiến nghị của các đối tượng chịu tác động. Theo đó, từ những khó khăn trong thực tế, các DN ngành phân bón đã đề nghị chuyển mặt hàng phân bón sang đối tượng chịu thuế để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Theo Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện quy định nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã kiến nghị sửa đổido doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm; bất lợi trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Khó khăn về nguồn vốn nên doanh nghiệp không chủ động trong đầu tư, mở rộng sản xuất.

Cùng với kiến nghị của doanh nghiệp sản xuất phân bón, Bộ Tài chính cũng nhận được kiến nghị của Bộ Công Thương, Hiệp hội Phân bón phản ánh khó khăn của doanh nghiệp sản xuất phân bón và đề nghị chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%. Cùng với đó, lãnh đạo Chính phủ cũng có nhiều văn bản chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế GTGT để tháo gỡ khó khăn cho dự án sản xuất phân bón. Các đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Cà Mau, Bình Định, Hải Phòng, Nam Định, Tiền Giang cũng có kiến nghị gửi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón và thực hiện yêu cầu của Quốc hội tại điểm đ mục 2 Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã rà soát hệ thống văn bản pháp luật, trong đó đề xuất chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT thuế suất 5%.

Theo cơ quan soạn thảo, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, phân bón là mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp nên chính sách thuế GTGT của nhiều nước được thiết kế theo hướng ưu đãi hơn so với các mặt hàng thông thường khác. Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển ngành phân bón, trong đó, chính sách hỗ trợ về thuế cũng là công cụ thường được các nước sử dụng.

Từ thực tế và đánh giá về những lợi ích của việc sửa thuế suất thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón, tại toạ đàm “Ngành phân bón với các chính sách thuế” vừa được tổ chức, ông Đỗ Đức Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản Apromaco cho biết, Công ty rất mong đợi Nhà nước sẽ xem xét và sửa đổi Luật thuế số 71 theo hướng đưa phân bón vào danh mục chịu thuế GTGT và mức thuế GTGT cụ thể với mặt hàng này là 5%. Nếu đề xuất này được chấp nhận sẽ đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp.

Theo ông Đỗ Đức Hùng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí do được hoàn một phần thuế đầu vào. Khi giảm chi phí thì giá thành sản phẩm cũng sẽ giảm và theo quy luật cạnh tranh tất yếu thì giá bán cho người nông dân mặc dù ban đầu có tăng lên do áp thuế nhưng sau cũng sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhiều động lực để đầu tư nghiên cứu phát triển những dự án phân bón chất lượng cao, thế hệ mới, đem lại hiệu quả chung cho toàn xã hội: tạo công ăn việc làm, tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả ngành nông nghiệp và do đó nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Cũng theo ông Đỗ Đức Hùng, việc đưa phân bón vào danh mục chịu thuể GTGT và mức thuế GTGT cụ thể là 5% cũng sẽ góp phần cạnh tranh bình đẳng hơn với phân bón nhập khẩu, nhất là phân bón từ các nước có thuế nhập khẩu phân bón là 0% như Trung Quốc, ASEAN…

“Hiện tại, nhà nhập khẩu phân bón không có thuế GTGT đầu vào nên có lợi thế cạnh tranh hơn các nhà sản xuất phân bón trong nước. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra thì các nhà sản xuất phân bón trong nước sẽ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và thu hẹp sản xuất. Mức thuế mới sẽ làm cho sự cạnh tranh bình đẳng hơn giữa phân bón nội và phân bón ngoại trên thị trường. Doanh nghiệp chúng tôi chấp nhận sự cạnh tranh nhưng cạnh tranh phải trên cơ sở bình đẳng”, ông Đỗ Đức Hùng nhấn mạnh.

分享到: