Đại diện bảo hiểm Bảo Minh ký hợp đồng với Hợp tác xã nông nghiệp Hiệp Thuận. |
Khác với bảo hiểm truyền thống - xác định giá trị bồi thường dựa trên đánh giá thiệt hại phải mất nhiều thời gian, bảo hiểm "Chỉ số bão" chỉ mất 10 ngày để nông dân nhận được bồi thường.
Chiều 7/3, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Công nghệ bảo hiểm Hillridge (Úc) và Bảo Minh tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác và ra mắt sản phẩm bảo hiểm "Chỉ số bão" hướng đến khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chia sẻ với báo giới, ông Dale Schilling - Tổng Giám đốc Hillridge cho biết, khác với hình thức bảo hiểm truyền thống - xác định giá trị bồi thường dựa trên đánh giá thiệt hại, có quy trình phức
Là quốc gia ven biển, mỗi năm Việt Nam hứng chịu khoảng 4 - 6 cơn bão nhiệt đới lớn trong mùa mưa, ảnh hưởng nặng nề đến ngành nông nghiệp. Với việc chi trả tiền bảo hiểm nhanh, nông dân có thể nhanh chóng tái tạo lại đàn gia súc gia cầm, trồng trọt lại mùa màng, phục hồi sinh kế sau bão. |
tạp và thời gian chi trả lâu, bảo hiểm "Chỉ số bão" thường có thời gian xử lý trong vòng 10 ngày. Khoản bồi thường được tính toán dựa trên dữ liệu vệ tinh đo lường cấp bão và khoảng cách từ cơn bão đến tài sản được bảo hiểm.
Hệ thống phân tích hiện đại của Hillridge sẽ xử lý các yêu cầu bồi thường dựa trên sức gió và khoảng cách (trong phạm vi 100 km) từ tâm bão đến tài sản được bảo hiểm.
heo ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Tổng Giám đốc Bảo Minh, sản phẩm bảo hiểm "Chỉ số bão" phục vụ nông dân trong các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản với các loại cây trồng như: trái cây, mía đường, cao su tại các tỉnh miền Trung thường xuyên hứng chịu các cơn bão.
"Những ngành nghề này không chỉ mang tính sống còn với nông dân và gia đình, mà còn góp phần vào xuất khẩu nông-lâm-thủy sản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia" – ông Ngọc Anh đánh giá.
Tại sự kiện trên, Bảo Minh đã ký hợp đồng với khách hàng đầu tiên mua sản phẩm bảo hiểm "Chỉ số bão" là Hợp tác xã nông nghiệp Hiệp Thuận (Quảng Nam) đối với hơn 150 ha rừng keo.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) là đơn vị hỗ trợ thực hiện gói bảo hiểm năm đầu tiên, kèm theo đó là hỗ trợ kỹ thuật cho Hợp tác xã.
Ông Nguyễn Hữu Dương, đại diện Hợp tác xã nông nghiệp Hiệp Thuận bày tỏ tin tưởng rằng, nhờ vào chính sách bảo hiểm này cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía USAID, Hợp tác xã sẽ giúp 40 chủ rừng với khoảng 154,46 ha rừng keo áp dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến quản lý rừng sản xuất thêm yên tâm phát triển diện tích rừng keo tại địa phương. Dự án thí điểm chương trình bảo hiểm này nhằm cung cấp một nền tảng có thể được điều chỉnh và áp dụng cho các bên liên quan, gồm cả các chủ rừng, doanh nghiệp và cơ quan chức năng.