当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【coi đá banh trực tiếp ngoại hạng anh】Trận chiến khiến phát xít Đức tấn công Liên Xô 正文

【coi đá banh trực tiếp ngoại hạng anh】Trận chiến khiến phát xít Đức tấn công Liên Xô

2025-01-11 01:39:28 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:910次

Trận chiến tấn công Pháp của phát xít Đức gồm hai giai đoạn chính,ậnchiếnkhiếnphátxítĐứctấncôngLiênXôcoi đá banh trực tiếp ngoại hạng anh kế hoạch Vàng (Fall Gelb) và kế hoạch Đỏ (Fall Rot). Kế hoạch Vàng kết thúc bằng việc quân Đức tiến đến eo biển Manche ngày 4/6/1940, cô lập chủ lực liên quân Anh-Pháp ở phía bắc. 

Ngay khi chưa hoàn toàn kết thúc giai đoạn 1, quân Đức đã tiếp tục tấn công về phía nam. Trong khi đó, Pháp đã tái lập được các Tập đoàn quân (TĐQ) số 7 và số 10. Tổng tư lệnh Weygand quyết định áp dụng chiến thuật "con nhím", thực hiện phòng ngự chiều sâu để gây khó khăn tối đa cho các đơn vị Đức. Trong nhiều đợt xung phong, quân Đức liên tiếp bị đẩy lui trước lực lượng pháo binh tập trung mạnh mẽ của Pháp.

{ keywords}
Binh sĩ Đức duyệt binh chiến thắng ở Paris, Pháp. Ảnh: Wikipedia

Một lần nữa, lục quân Đức lại trông cậy vào không quân để tung đòn quyết định tiêu diệt lực lượng pháo binh Pháp, làm phân tán lực lượng thiết giáp Pháp, ngăn không cho quân Pháp tập trung và cơ động lực lượng, qua đó giúp cho bộ binh Đức tiến lên trước. Các mũi tấn công đột phá phòng tuyến Pháp diễn ra theo một kịch bản gần giống nhau. Quân Pháp cầm cự được trong ngày đầu tiên, rút lui một phần vào ngày thứ hai và tan vỡ trong ngày thứ ba.

Ngày 8/6/1940, TĐQ số 10 Pháp do tướng Robert Altmayer chỉ huy bị vỡ trận tuyến và buộc phải rút lui về phía nam dọc theo sông Seine. Ngày 9/6, Cụm TĐQ A Đức của tướng von Rundstedt gia nhập chiến dịch và nổ súng đột phá phòng tuyến Pháp dọc sông Aisne. Chỉ sau 1 ngày, mũi thiết giáp gồm 4 sư đoàn của tướng Đức Guderian đã lập được đầu cầu bên sông Aisne.

Ngày 10/6, Chính phủ Pháp bỏ chạy về Bordeaux. Quân Đức huy động TĐQ 18 tấn công Paris. Quân Pháp kháng cự mạnh mẽ nhưng phòng tuyến vẫn bị phá vỡ ở nhiều nơi. Phía Pháp yêu cầu Anh hỗ trợ về không quân nhưng bị từ chối, vì lực lượng tiêm kích còn lại của Anh chỉ đủ để bảo vệ chính nước Anh. Ngày 14/6, Paris thất thủ, quân đội Đức chiếm được Paris-chiến lợi phẩm mà họ đã vuột mất trong Thế chiến thứ nhất.

Sau khi Cụm TĐQ B Đức bắt đầu tấn công Paris và tiến vào Normandy, Cụm TĐQ A cũng bắt đầu đánh vào phía sau phòng tuyến Maginot. Ngày 12/6, tướng Guderian để lại các điểm đề kháng cho bộ binh và cấp tốc vượt sông Marne thọc sâu đánh dọc lưng chiến tuyến Maginot, bao vây TĐQ số 2 Pháp.

Ngày 15/6, Cụm TĐQ C của tướng Leeb mở chiến dịch Tiger tấn công trực diện vượt sông Rhine và tiến vào Pháp. Quân Pháp bị hoàn toàn áp đảo về số lượng, song vẫn kháng cự mãnh liệt. Ngày 17/6, các sư đoàn thiết giáp của Guderian tiến đến biên giới Thụy Sĩ, hoàn toàn cắt rời TĐQ số 2. Hệ thống phòng thủ ở Maginot bị cắt rời khỏi phần còn lại của Pháp. Các đơn vị Pháp cuối cùng ở đây đầu hàng vào 25/6, Đức tuyên bố bắt được 500.000 tù binh.

Vào lúc này, một số chính khách Pháp muốn cầu hòa, trong khi một số khác muốn dựa vào thuộc địa ở Bắc Phi để tiếp tục chiến tranh. Khuynh hướng cầu hòa được tướng Weygand, thống chế Pétain và đô đốc Darlan ủng hộ đã chiến thắng. Ngày 16/6/1940, Thủ tướng Paul Reynaud, người chủ trương tiếp tục chiến tranh tuyên bố từ chức, kế nhiệm ông là thống chế Pétain. Ngày 17/6, Pétain gửi đề nghị cầu hòa qua Đại sứ Tây Ban Nha.

Ngày 22/6/1940, Hiệp định đình chiến được ký tại khu rừng Compiègne, nơi đã ký kết Hiệp định đình chiến năm 1918, kết thúc Thế chiến thứ nhất với thất bại của nước Đức.

Theo Hiệp định đình chiến, nước Pháp bị chia cắt thành khu vực chiếm đóng của Đức ở miền bắc và tây, một khu vực chiếm đóng nhỏ của Italia ở đông nam và một vùng tự do ở phía nam do chính phủ Vichy của Pétain quản lý. Trong khu vực chiếm đóng của Đức, vùng Alsace bị sáp nhập trở lại vào Đức, vùng Lorraine được dự tính tái định cư cho người Đức để đẩy biên giới Pháp về lại tuyến năm 1540, còn vùng bãi biển Flanders ở Bắc Pháp được cắt làm căn cứ quân sự cho các hoạt động chống lại Anh.

Hitler dự tính hy sinh một triệu lính Đức trong trận chiến xâm chiếm nước Pháp. Thế nhưng, ông ta đã đạt được mục tiêu chỉ trong vòng 6 tuần lễ với 27.000 người chết, 18.400 người mất tích và 111.000 người bị thương, không bằng 1/3 thương vong của Đức trong trận Verdun thời Thế chiến thứ nhất.

Phía liên quân 360.000 người chết và bị thương, 1.900.000 người bị bắt. Ngày 19/7/1940, cùng với việc thăng Tư lệnh Không quân Hermann Goering từ hàm thống chế lên thành "thống chế Đế chế" (Reichsmarschall), Hitler đã phong hàm thống chế (Generalfeldmarschall) cho 12 tướng lĩnh để tưởng thưởng công lao trong trận chiến nước Pháp. 

Trận chiến này là một trong những thắng lợi ngoạn mục nhất trong toàn Thế chiến Hai của quân Đức. Về cơ bản, Đức đã đánh quỵ nước Pháp, đối thủ chính của mình trong giai đoạn này. Chiến thắng nhanh chóng ở Pháp đã đem lại cho Đức ưu thế chiến lược to lớn, một mặt có được bàn đạp cho hoạt động trên không và trên biển chống lại Anh, mặt khác rảnh tay chuẩn bị cho mặt trận phía đông chống Liên Xô.

Trong khi đó, thất bại trong trận chiến là nỗi ám ảnh người dân Pháp trong suốt nhiều thập kỷ.

Nguyên Phong

Vì sao phát xít Đức 'vuột mất' hàng trăm nghìn quân Anh-Pháp?

Vì sao phát xít Đức 'vuột mất' hàng trăm nghìn quân Anh-Pháp?

Sau khi chinh phục Đan Mạch và Na Uy, quân đội Đức quốc xã chuyển sang tấn công Hà Lan, Bỉ và Pháp.

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜