【vua phá lưới ả rập xê út】Tự hào Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Lộc Ninh

时间:2025-01-26 00:15:38 来源:Empire777

BP - Tròn tuổi 20,ựhagraveoTrườngphổthocircngDacircntộcnộitruacuteTHCSLộvua phá lưới ả rập xê út Trường phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) THCS Lộc Ninh luôn trong top đầu về chất lượng dạy và học của khối các trường DTNT THCS trong tỉnh. Những cái nhất tự hào của trường là: nơi có giáo viên đầu tiên được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, là trường duy nhất trong tỉnh mở được khóa đào tạo ngữ văn Khơme, xây dựng phòng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số... Và một mong muốn của thầy trò Trường phổ thông DTNT THCS Lộc Ninh là sớm có ngôi trường mới khang trang để đón nhận bằng đạt chuẩn quốc gia. Đó cũng là mong ước của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lộc Ninh anh hùng.

NHỮNG CÁI NHẤT

Những ngày đầu năm học mới 2017-2018, chúng tôi về Trường phổ thông DTNT THCS Lộc Ninh. Hiệu trưởng Phạm Ngọc Trâm cho biết, năm học 1997-1998, trường được thành lập. Năm 2002, huyện Lộc Ninh chia tách thành lập huyện Bù Đốp nhưng trường vẫn đảm nhiệm dạy học cho khối THCS DTNT 2 huyện. Tự hào của trường là các thế hệ hiệu trưởng, trong đó có Hiệu trưởng Lê Văn Kiêm, Trưởng phòng GD-ĐT huyện (nghỉ hưu 2017); Hiệu trưởng Nguyễn Thị Huệ khi luân chuyển giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Lộc Ninh B, được phong tặng Nhà giáo ưu tú và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện Lộc Ninh. Hiệu phó Trần Thị Thu Thủy, người “bám” trường từ khi thành lập cho đến tuổi nghỉ hưu vinh dự là Nhà giáo ưu tú đầu tiên của tỉnh.

Học sinh lớp 6 Trường phổ thông DTNT THCS Lộc Ninh trong giờ học

Mặc dù cơ sở cũ kỹ, chật hẹp, thiếu các phòng chức năng nhưng nhà trường vẫn dành diện tích để xây dựng phòng truyền thống lưu trữ, bảo tồn, giáo dục văn hóa các dân tộc cho học sinh như trang phục, các nhạc cụ trống, cồng chiêng, đàn ngũ âm... Học sinh của trường hằng năm đều tham dự liên hoan văn hóa - thể thao dân tộc thiểu số huyện, tỉnh. Đặc biệt, với diện tích chỉ bằng 50% thư viện các trường khác nhưng DTNT THCS Lộc Ninh vẫn xây dựng góc lưu giữ tài liệu, sổ sách giáo viên, học sinh về thực hiện “Học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”. Thư viện nhà trường thu hút rất đông học sinh tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số, thông qua tủ sách văn hóa các dân tộc do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trang bị. Trường được tuyên dương điển hình về thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW (nay là Chỉ thị số 05-CT/TW) của huyện Lộc Ninh (2011-2016) và tự hào là ngôi trường không có bạo lực học đường.

Là nơi đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số cho 2 huyện giáp biên với Campuchia và là ngôi trường có tỷ lệ học sinh dân tộc Khơme cao, năm 2010 trường đã phối hợp với Trung tâm ngoại ngữ - tin học, Trường đại học Trà Vinh mở khóa ngữ văn Khơme cho cán bộ, giáo viên. Sau 7 năm đào tạo, ngày 15-8-2017 trung tâm này đã cấp chứng chỉ quốc gia ngữ văn Khơme cho 25/28 thí sinh dự thi. 

ƯỚC MƠ NGÔI TRƯỜNG MỚI

Hiệu trưởng Phạm Ngọc Trâm cho biết, các tiêu chí về chất lượng giáo dục phổ thông DTNT THCS Lộc Ninh đã đạt chuẩn quốc gia từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất thiếu, yếu nên ước mơ của thầy cô và học sinh là được xây trường trên diện tích 2 ha ở khu trung tâm mới của huyện để đón nhận bằng đạt chuẩn quốc gia.

Năm học 2014-2015, trường được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 và đến nay vẫn duy trì. Năm học 2016-2017, trường có 5 lớp với 159 học sinh. Kết quả giáo dục: 97,5% xếp hạnh kiểm tốt, khá; 70,4% học lực khá, giỏi; 98,8% lên lớp thẳng; 100% được xét tốt nghiệp THCS. Học sinh giỏi cấp huyện 13 em, cấp tỉnh 12 em. Chi bộ (16 đảng viên) đạt trong sạch vững mạnh. Liên đội, chi đoàn, chữ thập đỏ đạt danh hiệu xuất sắc. Công đoàn vững mạnh; đơn vị tập thể lao động xuất sắc.

Cơ sở vật chất của Trường phổ thông DTNT THCS Lộc Ninh tiền thân là Trường bổ túc văn hóa huyện Lộc Ninh (Sông Bé cũ), được xây dựng bên quốc lộ 13 với diện tích 7.500m2. Thầy Trần Ngọc Ái, người chuyển tiếp Trường bổ túc văn hóa Lộc Ninh khi bàn giao thành lập trường DTNT huyện năm 1997 cho biết, cơ sở cũ làm bằng gỗ tạp. Khi chuyển giao cho Trường phổ thông DTNT, các phòng học đều được xây cấp 4 trên nền của phòng học gỗ, nền nhà cao nhưng phòng nhỏ, thấp không đạt các tiêu chí về diện tích, ánh sáng.

Sau 20 năm, các phòng đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện Trường phổ thông DTNT THCS Lộc Ninh chỉ có 5 phòng học, không có phòng bộ môn; phòng chuyên môn giáo viên, thư viện, phòng truyền thống, đoàn - đội phải tận dụng phòng học diện tích khiêm tốn, cũ kỹ để hoạt động. Đặc biệt, tại khu nhà ở nội trú, các em đều phải kê giường tầng, 8 em/phòng, 2m2/học sinh (tiêu chí nội trú là 7m2/học sinh). Phòng nhỏ, ẩm thấp, thiếu ánh sáng nên nhà vệ sinh phải bố trí bên ngoài. Hiệu trưởng Phạm Ngọc Trâm cho biết, nhiệm kỳ 2010-2015, UBND huyện đã đề xuất xin xây dựng cơ sở mới cho trường. Tỉnh đã xét duyệt phân bổ kinh phí xây dựng nhưng do không có đất nên Sở GD-ĐT đã phải chuyển để xây Trường phổ thông DTNT THCS Đồng Phú.

Xây mới cho 2 trường THPT Lộc Ninh và phổ thông DTNT THCS là ước mong của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lộc Ninh, đã được đưa vào Nghị quyết Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020. Theo đó, huyện Lộc Ninh đã phân bổ quỹ đất để xây 2 trường tại trung tâm hành chính mới, trong đó Trường phổ thông DTNT THCS Lộc Ninh có diện tích 2 ha.

Dạy tốt - học tốt, tập thể điển hình trong học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trường xứng đáng được đầu tư xây dựng cơ sở mới để đón nhận bằng đạt chuẩn quốc gia và để các em dân tộc thiểu số Lộc Ninh, Bù Đốp có môi trường học tập, sinh hoạt tốt hơn...

Phương Hà

相关内容
推荐内容