【kèo bóng đá tây ban nha hôm nay】Dễ thua thiệt nếu cứ theo mùa vụ

时间:2025-01-11 02:40:27来源:Empire777 作者:La liga

de thua thiet neu cu theo mua vu

XK theo mùa vụ sẽ không còn là nỗi lo nếu DN biết cách tự thay đổi. Ảnh: TRẦN VIỆT.

Thiệt nhiều...

Trong sản xuất và hoạt động thương mại,ễthuathiệtnếucứtheomùavụkèo bóng đá tây ban nha hôm nay không chỉ các sản phẩm nông nghiệp, mà nhiều sản phẩm công nghiệp cũng có thể phải XK theo mùa vụ như: Vật liệu xây dựng, dệt may, đồ gia dụng… Mặc dù nhiều DN đã có hợp đồng từ trước nhưng với biến động kinh tế, sự tăng giảm bất thường của giá thành, DN dễ bị khách hàng đưa vào thế yếu, ép giá, thậm chí hủy ngang hợp đồng.

Đối với một số sản phẩm nông nghiệp, tình trạng “được mùa, mất giá” gần như đã thành việc quá “bình thường”. Thế nên, cứ vào mùa cao điểm, cảnh xe ô tô tải chở hàng tấn nông sản xếp hàng ùn ứ ở cửa khẩu vẫn cứ tiếp diễn mà chưa có giải pháp giải quyết triệt để. Hơn nữa, nhiều DN còn cho hay, vào mùa cao điểm, do đặc điểm hàng nông sản không thể để tồn kho lâu nên phía khách hàng thường xuyên ép giá, đẩy giá xuống mức thấp nhất, nhưng DN vẫn phải “ngậm ngùi” chấp nhận.

Tiêu biểu như mặt hàng dưa hấu, theo Cục XNK, Bộ Công Thương, nhiều năm qua, khi vào thời điểm chính vụ thu hoạch dưa hấu vụ Đông-Xuân, Xuân-Hè, dưa hấu XK sang thị trường Trung Quốc thường bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), gây thiệt hại cho DN và nông dân. Nguyên nhân khách quan là do lượng hàng tăng cao, nhưng phía Trung Quốc chỉ làm thủ tục nhận trái cây tươi tại cửa khẩu Tân Thanh, trong đó có dưa hấu, không nhận tại các cửa khẩu khác thuộc tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó, tập quán buôn bán giữa DN Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu tự phát, không có hợp đồng ký trước, DN Việt Nam thường làm thủ tục đưa sang biên giới rồi mới tìm đối tác để bán hàng, do đó không chủ động được quá trình tiêu thụ, dẫn tới bị ép giá.

Theo ông Hoàng Trung Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH XNK & Thương mại HBD (DN XNK nông sản), mặc dù biết XK theo mùa vụ thường bị phía khách hàng ép giá, tuy nhiên, nông sản thường thu hoạch có vụ, ít mặt hàng có thể để tồn kho nên khi cung vượt quá cầu, DN bị thiệt hại là điều không thể tránh khỏi. Ở đây, nguyên nhân có cả do chủ quan và khách quan nên các DN và các cơ quan chức năng cần tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn này.

... nhưng cũng có lợi?

XK theo mùa vụ không phải vì thế mà không có thuận lợi. Đại diện Công ty TNHH Yakjin Việt Nam (DN ngành may mặc) cho biết, phải đến vụ sản xuất, phía khách hàng mới bắt đầu ký kết hợp đồng mới, nhiều khi Công ty phải tiếc nuối bỏ qua nhiều đối tác vì không đủ điều kiện đáp ứng. Lúc này, Công ty phải huy động, tăng ca sản xuất cho kịp hơn hàng. Mặc dù vất vả, nhưng đây là thời điểm để DN bù lỗ cho những thời gian thấp điểm, ít đơn hàng.

Trên thực tế, nếu DN biết cách làm việc với đối tác, biết cách nâng chất lượng sản phẩm thì không những giải quyết được một lượng lớn hàng theo mùa vụ mà còn có thể nâng giá trị sản phẩm. Ví dụ các loại nông sản như vải, xoài, nhãn… khi được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, có nhãn mác thương hiệu và kết nối được với DN nước ngoài, sản phẩm đã đi vào tiêu thụ tại các nước với giá thành khá cao, được người tiêu dùng đón nhận. Vì thế, nhiều nhận định cho hay, sản lượng mà phía khách hàng nước ngoài yêu cầu cho vụ sau sẽ còn tăng lên.

Về vấn đề này, theo ông Phạm Vũ Hà, Tổng thư ký Hiệp hội sắn Việt Nam, DN bị ép giá, thua thiệt chỉ một phần nguyên nhân do mùa vụ còn phần nhiều do hoạt động giao thương của DN còn yếu kém như định hướng thị trường kém, chưa có sự đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm, ký kết hợp đồng không chặt chẽ, tạo kẽ hở cho đối tác lách luật, ép giá… Vì thế, nếu thay đổi được những vấn đề trên, DN sẽ không còn nỗi lo mỗi khi bước vào vụ mùa mới.

Từ thực trạng trên, trong một cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho tình trạng “được mùa, mất giá”, phía Bộ Công Thương đề nghị, phải thiết lập cơ chế phối hợp thông tin chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành và các địa phương trong việc cập nhật thông tin về sản lượng, tiến độ thu hoạch; tổ chức kết nối cung cầu tiêu thụ trong nước theo nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp; tích cực tìm kiếm thị trường, đối tác tiêu thụ nông sản… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều giải pháp đã được đưa ra bàn thảo nhưng để đi vào thực tiễn, giải quyết giúp DN và người dân thì những giải pháp này vẫn chưa thực sự hiệu quả.

相关内容
推荐内容