【soi kèo club brugge】Các doanh nghiệp quan tâm đến nguồn vốn phát triển, mở rộng thị trường, chuyển đổi mô hình
(BDO) Sáng 4-10,ácdoanhnghiệpquantâmđếnnguồnvốnpháttriểnmởrộngthịtrườngchuyểnđổimôhìsoi kèo club brugge ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND đã chủ trì hội nghị tiếp xúc các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp đầu tư trong nước năm 2024. Tham dự có lãnh đạo các sở ngành, các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp trong toàn tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị
Báo cáo hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong 9 tháng của năm 2024, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại (đến quý I-2025). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng ước tăng 6,31% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ tăng 4,2%).
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 25,623 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023. Bình Dương đạt thặng dư thương mại 7,4 tỷ USD, góp phần cải thiện cán cân thương mại của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 255.099 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, công tác quy hoạch, triển khai thủ tục đầu tư các khu công nghiệp mới và hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhiều thuận lợi. Tổng vốn đầu tư xây dựng 9 tháng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt 4.278 tỷ đồng, tăng 38,1% so với cùng kỳ.
Tỉnh đang tập trung đầu tư các khu công nghiệp thế hệ mới, hướng đến sản xuất thông minh, sản xuất xanh; hoàn thiện hồ sơ Đề án thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung; xây dựng bộ tiêu chí di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam vào các khu, cụm công nghiệp ở phía Bắc.
Ông Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, các doanh nghiệp phản ánh hiện nay, quy định về môi trường và phòng cháy, chữa cháy rất nghiêm ngặt và khắt khe, doanh nghiệp cần nhiều chi phí đầu tư phù hợp với quy định để tiếp tục hoạt động. Do đó, các sở, ngành cần có chính sách gia hạn hoặc có phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan tâm đến nguồn vốn phát triển và phục hồi sản xuất, hỗ trợ mở rộng thị trường, chuyển đổi trong doanh nghiệp…Hiệp hội logistics cho biết việc cấp giấy phép hoạt động cho các DN hoạt động trong lĩnh vực đường sông gặp khó khi phân quyền về các địa phương. Đồng thời, hiệp hội cũng quan tâm đến quy hoạch chi tiết về logistics, phát triển nguồn nhân lực ngành để thúc đẩy phát triển.
Đại diện hiệp hội các ngành hàng, doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị
Trên cơ sở các kiến nghị của hiệp hội, doanh nghiệp, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đã giải đáp thắc mắc, kiến nghị liên quan.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Lợi đề nghị các sở, ngành thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy để doanh nghiệp hiểu quy định của pháp luật, giải quyết hiệu quả các vấn đề tồn tại, gắn quản lý nhà nước với thực tiễn đặt ra trong vấn đề phòng cháy, bảo vệ môi trường; trên tinh thần không đánh đổi môi trường, an toàn để lấy kinh tế, song các ngành cần có hướng dẫn thường xuyên, gắn kết với doanh nghiệp.
Tiểu My - Quốc Chiến