您的当前位置:首页 > La liga > 【kết quả bóng đá hungary】Cần đơn giản hóa lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động 正文

【kết quả bóng đá hungary】Cần đơn giản hóa lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động

时间:2025-01-10 18:53:14 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi TưTại dự thảo, ban soạn thảo đưa ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với kết quả bóng đá hungary

tuổi nghỉ hưu

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi Tư

Tại dự thảo,ầnđơngiảnhóalộtrìnhtăngtuổinghỉhưuchongườilaođộkết quả bóng đá hungary ban soạn thảo đưa ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lộ trình như vậy là quá phức tạp, cần phải đơn giản hóa để thuận lợi cho những người thực hiện.

Quy định chi tiết độ tuổi nghỉ hưu

Chiều ngày 16/6, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội thảo tham gia góp ý dự thảo nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu.

Tại hội thảo, bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trên cơ sở quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, dự thảo nghị định đã quy định chi tiết hơn bảng thể hiện theo từng năm đủ tuổi nghỉ hưu (từ năm 2021) sẽ được áp dụng đối với những người lao động cụ thể theo tháng, năm sinh.

Việc quy định tuổi nghỉ hưu đảm bảo nguyên tắc, người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu trong cùng một năm thì điều kiện về tuổi hưởng lương hưu là giống nhau. Như vậy, đối với lao động nam sinh từ tháng 1/1961 đến tháng 9/1961 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 3 tháng; lao động năm sinh từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng.

Đối với lao động nữ sinh từ tháng 1/1966 đến tháng 8/1966 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2021 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 4 tháng; lao động nữ sinh từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967 sẽ đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 và tuổi nghỉ hưu sẽ là 55 tuổi 8 tháng.

Đối với nội dung nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, những ngành nghề trong danh mục ngành nghề độc hại, nặng nhọc sẽ nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn 5 tuổi.

Đối với nội dung nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, dự thảo quy định 10 nhóm chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức nữ được nghỉ hưu ở độ tuổi 65 đối với nữ vào năm 2035 và 67 đối với nam vào năm 2028.

Nên trao quyền cho người lao động trong lựa chọn tuổi nghỉ hưu

Đóng góp ý kiến vào dự thảo, bà Trịnh Thanh Hằng - Phó Trưởng ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, đối với quy định tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, những người sinh từ tháng 9 đến tháng 12 của cùng 1 năm, có những trường hợp bị tính lũy kế, ví dụ như những người sinh năm 1966, sinh từ tháng 9 đến tháng 12, tuổi nghỉ hưu lại thêm 8 tháng. Điều này là chưa được công bằng.

Đối với quy định nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, tại khoản 1, Điều 4 của dự thảo đã nêu đầy đủ những đối tượng áp dụng, nhưng chưa làm rõ nội dung, trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với những trường hợp đặc thù, cần bổ sung, ví dụ như giáo viên mầm non cần được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn.

Ngoài ra, trong lĩnh vực nghệ thuật, cũng nên xem xét một số đối tượng đặc thù, ví dụ như diễn viên múa đòi hỏi cơ thể dẻo dai, đến giai đoạn nào đó rất khó múa được. Tuổi đời của diễn viên múa rất ngắn, thường đến 35 tuổi những người có năng lực đã chuyển sang làm biên đạo múa.

“Về nội dung tuổi nghỉ hưu thấp hơn có thể xem xét theo quyền của người lao động, nên quy định theo hướng trao quyền cho người lao động. Nếu họ có nguyện vọng, họ đủ sức khỏe, đơn vị có nhu cầu, họ có thể làm việc đến tuổi nghỉ hưu như người lao động bình thường” - bà Hằng nêu quan điểm.

Liên quan đến nội dung tuổi nghỉ hưu cao hơn, theo bà Hằng, nếu chúng ta kế thừa theo đúng tinh thần của Nghị định 53/2015/NĐ-CP thì chỉ kéo dài đối với nữ được bổ nhiệm chức vụ, chức danh thêm 2 năm, tức là 62 tuổi, bằng tuổi nghỉ hưu với nam giới.

Đối với chức danh thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, kiểm soát viên Viện Kiểm soát nhân dân tối cao điều chỉnh ở cả nam và nữ, bà Hằng cho rằng, nên kéo dài đến độ tuổi bằng nhau cho cả nam và nữ.

Bà Nguyễn Diệu Hồng - chuyên gia độc lập cho rằng, dự thảo nghị định này có 2 nhiệm vụ, thứ nhất là hướng dẫn Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 sẽ thực hiện vào năm 2021, thứ hai là tạo tiền đề sửa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) trong tương lai.

Bộ luật Lao động 2019 có một đối tượng mở rộng là đối tượng không có quan hệ lao động, đang tham gia BHXH tự nguyện, đó cũng là mục tiêu của Nghị quyết 28-NQ/TW, phải mở rộng đối tượng.

“Những đối tượng này đang ở đâu, tôi có cảm giác dự thảo nghị định này chỉ nhằm hướng dẫn cho những người làm Nhà nước mà không để ý đến những người làm việc tại doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, phi chính thức. Chúng ta biết rằng, hơn 97% DN ở Việt Nam là DN nhỏ và vừa, không có cán bộ chịu trách nhiệm về nhân sự, nên họ không thể theo dõi được bảng như thế này (bảng tăng tuổi hưu). Rất tốn thời gian, đặc biệt là DN có hàng nghìn công nhân, chắc chắn phải thuê rất nhiều cán bộ để theo dõi xem có bao nhiêu người lao động nghỉ hưu vào ngày nào, tháng nào” - bà Hồng băn khoăn.

Theo bà Hồng, ở tất cả các nước, người lao động có quyền được hoãn nghỉ hưu, khi hoãn nghỉ hưu sẽ có điểm thưởng, có nghĩa là khi người lao động nghỉ hưu muộn hơn, họ sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Điều này cũng thể hiện ý nghĩa của việc cống hiến, nhưng chúng ta ở đây không có điều khoản đó. Bà Hồng đề xuất, khi xây dựng nghị định, nên bổ sung quy định đối với những người hoãn nghỉ hưu, phải có điểm thưởng để khuyến khích họ.

Bà Hồng cũng cho rằng, nghị định cần dễ hiểu, luật điều chỉnh cho người lao động chứ không phải cho DN. Người lao động đọc phải hiểu được.

“Điều 169 Bộ luật Lao động chỉ quy định rằng, nữ điều chỉnh thêm 4 tháng trong 1 năm, nam điều chỉnh 3 tháng trong 1 năm, vậy thì tại sao chúng ta không hướng dẫn, năm 2021, tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, nhưng đến 2024, tuổi nghỉ hưu là 56 tuổi. Vẫn là tăng 4 tháng/năm, chúng ta báo cho người lao động luôn từ bây giờ. Cũng theo nguyên tắc tương tự với nam giới. Quy định như này sẽ dễ hiểu và dễ thực hiện hơn nhiều so với bảng lộ trình mà chúng ta đưa ra trong dự thảo” - bà Hồng đề xuất./.

Bùi Tư