【top ghi ban ngoai hang anh】Vay vốn Trung Quốc "dễ chứ không rẻ"
TS Phạm Sỹ Thành,ốnTrungQuốcampquotdễchứkhôngrẻtop ghi ban ngoai hang anh Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, Trung Quốc đã thành lập nhiều Quỹ phát triển để cung cấp tài chính, đặc biệt cho các nước đang phát triển.
Nguồn vốn vay từ Trung Quốc từ trước đến nay vẫn được coi là rẻ, nhưng thực chất vốn vay Trung Quốc dễ chứ không phải là rẻ. TS Thành giải thích, sở dĩ vốn vay Trung Quốc rẻ do các ràng buộc về môi trường, lợi ích dân quyền trong chính sách vay vốn Trung Quốc không chặt chẽ. Điều này khác với các ràng buộc chặt chẽ về môi trường, an sinh xã hội… của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… thời gian qua. Tuy nhiên sự dễ dãi này lại gây ra những hậu quả ghê gớm, đó là những rủi ro về môi trường, xã hội và tài chính.
Phân tích về những rủi ro trong vốn vay Trung Quốc, với việc đội vốn, kết quả nghiên cứu của chi phí thực tế của các dự án có nguồn vốn vay Trung Quốc là rất lớn. Bên cạnh đó, do cơ chế khá lỏng lẻo trong cho vay nên nhiều nước đang phát triển có nhu cầu cao về vốn cảm thấy khá dễ dàng với dòng vốn này. Và việc không nhận thức được hết tác động của ô nhiễm từ vốn Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng mạnh đến môi trường, xã hội và cả quy hoạch phát triển.
TS Thành cho rằng cần cân nhắc và thận trọng khi vay vốn từ Trung Quốc, bởi nguồn vốn này có nhiều thách thức. Chúng ta vẫn còn có nhiều nguồn vốn chất lượng cao từ Nhật Bản cũng như các định chế tài chính khác để giải quyết bài toán đầu tư.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, chúng ta phải rất cẩn trọng với vấn đề kinh tế, môi trường, chính trị từ tác động của nguồn vốn vay của Trung Quốc. Theo đó, không nên ưu tiên nguồn vốn vay của Trung Quốc, mà trước hết phải ưu tiên và tranh thủ nguồn vốn vay từ WB, ADB… rồi mới đến nguồn vốn vay từ quốc gia này.
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cần nhấn mạnh thách thức về kinh tế khi bàn về tác động của vốn vay từ Trung Quốc. Thách thức này được thể hiện trên một số phương diện như gánh nợ của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với phần nợ ban đầu mà họ cung cấp. Việc tiếp nhận vốn vay Trung Quốc cũng sẽ chèn ép DN bản địa, làm đảo lộn các quy hoạch phát triển của Việt Nam, lấy tài nguyên giá rẻ của VIệt Nam và tạo nên sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.
Lấy dẫn chứng chúng ta định vay 300 triệu USD của Trung Quốc để đầu tư xây dựng cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (Quảng Ninh), chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể huy động nguồn lực trong nước để triển khai dự án này.
“Chúng ta rất coi trọng vốn vay từ ODA, FDI và các nguồn vốn bên ngoài, chúng ta đang quá nhấn mạnh ngoại lực mà quên đi nội lực, khi có việc gì cần là chúng ta nghĩ đến nước ngoài, sẵn sàng vay vốn nước ngoài giá cao. Vì thế tiềm năng của mình lại để nước ngoài khai thác, chúng ta dựa vào bên ngoài trong khi không tạo điều kiện cho DN, người dân trong nước”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
Theo chuyên gia này, trong quan hệ với Trung Quốc và các nước khác, vấn đề là “chúng ta phải xác định lợi ích ở đâu để quyết định chơi hay không chơi”. Với nguồn vốn vay từ Trung Quốc, cần phải xem xét cẩn trọng tất cả các mặt, nếu không sẽ phức tạp hơn nữa trong tương lai.