【bongdaso com dữ liệu】Biến động mạnh về địa chính trị

时间:2025-01-13 17:11:35来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

bien dong manh ve dia chinh tri

Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Thủ tướng Hy Lạp Alexis ếnđộngmạnhvềđịachínhtrịbongdaso com dữ liệuTsipras tại Nga

Tuy nhiên, qua quan điểm của một số thành viên EU đối với tương lai của Hy Lạp lại cho thấy họ dường như chưa quan tâm đến các tác động có tính địa chiến lược này.

Hy Lạp không chỉ là thành viên của Eurozone và EU mà còn là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cảng Souda Bay gần đảo Crete của Hy Lạp có vị trí chiến lược đối với lực lượng Hải quân Mỹ đang được triển khai trong khu vực. Căn cứ của hải quân Mỹ được lập ở khu vực phía Bắc cảng Souda Bay từ năm 1967 và trở thành địa điểm chính để tiến hành các vụ thử tên lửa của Hy Lạp, Bỉ, Đức, Hà Lan và Mỹ.

Việc Hy Lạp đóng vai trò quan trọng trong NATO rõ ràng là một trong những lý do chính khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama liên tục hối thúc các chính trị gia EU nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay theo hướng giữ Hy Lạp ở lại Eurozone. Các chính trị gia Mỹ nhận thức rõ ràng rằng, với Chính phủ cánh tả nắm quyền ở Hy Lạp, "cuộc chia tay" nếu xảy ra sẽ có tác động không chỉ dừng lại ở cấp độ Eurozone.

Trước đó, một số tờ báo ở châu Âu đã đồn đoán về kế hoạch bí mật của đảng Syriza nhằm đưa Hy Lạp ra khỏi NATO. Nếu kế hoạch này thực sự tồn tại thì cũng rất khó có thể được triển khai nếu Hy Lạp vẫn tiếp tục là thành viên của Eurozone và EU.

Nếu Hy Lạp bị buộc phải rời khỏi Eurozone có thể sẽ dẫn tới các biện pháp trả đũa của nước này. Mặc dù các biện pháp này có thể chưa nghiêm trọng tới mức Athens quyết định rời khỏi NATO nhưng việc đóng cửa căn cứ quân sự ở Vịnh Souda và các cơ sở quân sự khác mà Hy Lạp đang chia sẻ với các nước thành viên NATO hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Việc Hy Lạp tham gia NATO cũng là yếu tố quan trọng góp phần giải quyết mối quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ. Một số chuyên gia phân tích chính trị nhận định, việc cả Athens và Ankara đều là thành viên của NATO là nguyên nhân chính giúp kiềm chế các cuộc xung đột quân sự giữa hai nước, nhất là giữa cộng đồng người Hy Lạp chiếm đa số với cộng đồng thiểu số người Thổ Nhĩ Kỳ ở Cyprus.

Hơn nữa, việc đẩy Hy Lạp ra xa chắc chắn sẽ mang lại viễn cảnh không mấy tốt đẹp đối với EU và cả NATO khi nhiều khả năng Athens sẽ rơi vào vòng ảnh hưởng của Moscow.

Chính vì vậy, ông Jiri Pehe nhấn mạnh thêm rằng dù việc giữ Hy Lạp ở lại Eurozone sẽ khiến EU đau đầu với việc giải quyết các khoản nợ cùng những tác động tiêu cực đối với hệ thống tài chính của Liên minh, nhưng ở cấp độ toàn cầu, điều này sẽ không gây ra các tác động lớn, nhất là đối với lĩnh vực an ninh và rộng hơn nữa là các tác động mang tính địa chính trị.

Liên quan đến vấn đề này, Quỹ cứu trợ của Eurozone cho biết Hy Lạp đã chính thức đệ trình yêu cầu một chương trình cứu trợ mới, chỉ vài ngày trước hạn chót cho việc đạt được một thỏa thuận về nợ. Người phát ngôn của Tổ chức Bình ổn châu Âu (ESM) khẳng định: "ESM đã nhận được yêu cầu của Hy Lạp".

Trong thư yêu cầu cứu trợ, Chính phủ Hy Lạp cam kết thực thi các biện pháp cải cách tiền trợ cấp và thuế ngay từ tuần tới, bước đi đầu tiên nhằm đạt được khoản vay cứu trợ trong 3 năm để bù đắp khoản nợ phải trả. Hy Lạp khẳng định nước này cũng cam kết tôn trọng các nghĩa vụ tài chính và sẽ nêu chi tiết các đề xuất cải cách để các chủ nợ đánh giá.

相关内容
推荐内容