Toàn cảnh Lễ công bố Chi phí không chính thức tiếp tục được cắt giảm,ôngbốPCIMôitrườngkinhdoanhthayđổitíchcựkq bd nha môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bình đẳng hơn, cải cách hành chính đang chuyển biến rõ nét, hạ tầng đều được cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp (DN) khó khăn vẫn nhiều, nhất là DN nhỏ và siêu nhỏ.
Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI
Trong bảng xếp hạng PCI năm 2018, Quảng Ninh tiếp tục giữ vững ngôi đầu với 70,36 điểm trên thang điểm 100. Có 60% DN cho biết, thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định và 74% DN đánh giá thủ tục giấy tờ đơn giản; có 65% DN từng thực hiện thủ tục hành chính đất đai trong vòng 2 năm qua không gặp khó khăn… Không chỉ công bố bảng xếp hạng về chất lượng điều hành các tỉnh trong năm 2018, cuộc khảo sát có sự tham gia của gần 11.000 DN dân doanh trong nước, 1.500 DN có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp góc nhìn đa dạng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Kế đến là Đồng Tháp 70,19 điểm, Long An 68,09 điểm, Bến Tre 67,67 điểm. Các tỉnh thành tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu bao gồm Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Nam, Vĩnh Long, Hà Nội và TP. HCM. Đáng chú ý là năm nay Hà Nội có sự vươn lên nhanh chóng khi đứng thứ 9. Có 71% DN tại Hà Nội đánh giá cán bộ am hiểu chuyên môn; 86% DN cho biết cán bộ nhiệt tình, thân thiện... Đây là vị trí cao nhất của Hà Nội trong các năm qua và cho thấy Hà Nội đã có bứt phá mạnh mẽ về môi trường kinh doanh.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng luôn là địa phương đứng đầu chỉ số PCI cả nước nhiều năm nhưng năm 2018 lại tụt xuống đứng thứ 5 với 67,65 điểm. Tuy Đà Nẵng được các DN đánh giá có cải thiện trong việc giảm chi phí không chính thức nhưng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của Đà Nẵng lại bị tụt giảm mạnh, khoảng cách giữa chỉ đạo điều hành của chính quyền với các sở ngành, huyện thị tăng cao…
Tiếp đó, một số tỉnh trong nhóm xếp hạng cao còn có Cần Thơ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà… Còn vị trí cuối bảng năm nay vẫn là Đắk Nông. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc dự án PCI đánh giá: “Điều tra PCI năm 2018 cho thấy một số lĩnh vực của môi trường kinh doanh có sự thay đổi tích cực hơn so với 2017 như cắt giảm chi phí không chính thức (tăng 0,73 điểm), tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác (tăng 0,54 điểm) và cải cách hành chính (tăng 0,46 điểm). Song song với đó, một số lĩnh vực khác cũng có sự cải thiện rõ nét như tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, an ninh trật tự (đều tăng 0,27 điểm) và tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh (tăng 0,11 điểm)…
Bên cạnh đó, kết quả điều tra PCI năm 2018 cũng cho thấy mức độ lạc quan của các DN về triển vọng kinh doanh thời gian tới tiếp tục ở mức tương đối cao, 49% DN dân doanh và 56% DN FDI cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới.
Vẫn còn nhiều lo ngại
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, theo ông Vũ Tiến Lộc, bức tranh tổng thể môi trường kinh doanh vẫn còn những lo ngại. Điển hình như dấu hiệu gia tăng của tỷ lệ DN đang gặp khó khăn trong hoạt động, trong đó phần lớn là các DN tư nhân nhỏ và siêu nhỏ. Thêm vào đó, tỷ lệ tham nhũng vặt tuy giảm rõ rệt, nhưng tỷ lệ DN trong nước cho biết còn bị nhũng nhiễu vẫn lớn với 58%. Ngoài ra, 54% DN được khảo sát nói vẫn phải trả chi phí bôi trơn.
Đặc biệt, trong Báo cáo PCI năm nay đã dành một chương riêng đánh giá khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của các DN tư nhân Việt Nam. Kết quả cho thấy, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của khu vực DN này còn nhiều hạn chế. “Một trong những yếu tố quan trọng khiến DNNVV chưa hội nhập sâu được vào chuỗi giá trị toàn cầu là hệ thống giải quyết tranh chấp hợp đồng yếu kém, hệ thống tư pháp chưa tin cậy...” - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.
Trước những hạn chế đó, giải pháp được đưa ra trong thời gian tới đối với các dịa phương là cần thực hiện công tác tuyên truyền, thông tin rộng rãi hơn đến các DN về các quy định pháp luật trong nước cũng như cam kết quốc tế về các cơ chế giải quyết tranh chấp sẵn có; cần phát triển những hướng dẫn thân thiện, thuận lợi cho các DN về cách thức sử dụng trọng tài thương mại. Nước ta cần xem xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả là một trụ cột trong chuỗi những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam như cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cải cách hệ thống pháp luật và chất lượng điều hành trong nước.
Đại diện Dự án PCI nhấn mạnh thêm, kết quả điều tra còn cho thấy các DN kỳ vọng chính quyền cần nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh, tăng chất lượng đào tạo lao động, cải thiện dịch vụ hỗ trợ DN và tạo thuận lợi hơn nữa trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh... * Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: Nỗ lực duy trì ngôi vị quán quân trong các năm tiếp theo |
Năm 2018, Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu trong Bảng xếp hạng PCI. Điều đó khẳng định sự ghi nhận của cộng đồng DN, nhà đầu tư đối với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính quyền Quảng Ninh.
Có thể thấy, môi trường kinh doanh của Quảng Ninh đang thay đổi theo hướng minh bạch hơn, chỉ 53% DN cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh. Đây là con số thấp nhất so với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Thời gian qua, Quảng Ninh cũng thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” gồm tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, thành phố. Đồng thời, chúng tôi cũng giải quyết kịp thời vướng mắc khó khăn cho DN thông qua việc kết hợp với việc thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của các sở ngành, huyện thị (DDCI) và triển khai đối thoại DN thường xuyên qua mô hình Café doanh nhân.
Trong năm 2019, chúng tôi sẽ nỗ lực duy trì sự quyết liệt, mạnh mẽ trong cải cách nhằm giữ được vị trí cao, bền vững trong những năm tiếp theo. * Ông Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam: Sự tăng cao chưa từng có của chỉ số cơ sở hạ tầng năm 2018 |
Năm 2018, các DN nói chung, DN FDI nói riêng ghi nhận sâu sắc các xu hướng tích cực đang diễn ra tại Việt Nam như gánh nặng thực thi quy định pháp luật đã được giảm bớt; sự cải thiện đáng kể về các thủ tục hành chính với thời gian rút ngắn hơn, nội dung làm việc của các đoàn thanh kiểm tra không bị trùng lặp; chi phí không chính thức giảm mạnh, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn…
Đặc biệt, sự tăng cao chưa từng có của chỉ số cơ sở hạ tầng trong năm 2018 cho thấy Việt Nam đang trên đà phát triển cả về kinh tế và xã hội. Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao những cải thiện trong việc cung cấp điện, kết nối giao thông hạ tầng…
Tuy nhiên, theo khảo sát, về phía DN FDI đang có một số điểm đáng lo ngại như quy mô có xu hướng bé đi và một số thủ tục hành chính vẫn bị đánh giá là gây phiền hà như đăng ký đầu tư, phòng cháy, bảo vệ môi trường, lao động… Đây là dư địa để các địa phương tiếp tục nỗ lực chinh phục, hoàn thiện trong thời gian tới. * Ông Trần Khắc Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng: Cải cách thủ tục của ngành Thuế, Hải quan đã tạo thuận lợi cho DN Chỉ số PCI năm 2018 của tỉnh Sóc Trăng tăng được 2 bậc so với năm trước. Đây là kết quả phấn đấu, nỗ lực không ngừng của chính quyền tại Sóc Trăng trong thời gian qua.
Trong những bước tiến về vị trí xếp hạng PCI của Sóc Trăng có sự đóng góp rất lớn của ngành Thuế và Hải quan. Với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, hai ngành này đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Đặc biệt là hải quan, ngày trước DN chúng tôi phải qua tận Cần Thơ để thực hiện thủ tục hải quan. Từ năm 2010, Chi cục Hải quan Sóc Trăng trực thuộc Cục Hải quan thành phố Cần Thơ được thành lập đã hỗ trợ DN rất nhiều, giúp DN tiết kiệm được thời gian và chi phí…
Song, DN vẫn còn gặp phải một số khó khăn cơ bản như DNNVV mới thành lập chưa kịp thời nắm bắt thông tin, vẫn còn thiếu thông tin, nhất là về hội nhập, về các FTA… Thời gian tới, DN Sóc Trăng mong được chính quyền quan tâm hơn nữa đến DN, hỗ trợ DN nắm bắt thông tin./. Tố Uyên |