当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bong da truc tuyen.】Báo cáo Tài chính nhà nước: Mục tiêu lớn đang được triển khai

báo cáo tài chính nhà nước

BCTCNN với đầy đủ thông tin về nguồn lực,áocáoTàichínhnhànướcMụctiêulớnđangđượctriểbong da truc tuyen. tiềm năng của nhà nước là việc làm hết sức cần thiết lúc này. ảnh: Tuấn Hà

Tại Quyết định số 108/2009/QĐ - TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước (KBNN) là trong thời gian tới phải xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện chức năng Tổng Kế toán Nhà nước (KTNN) với mục tiêu chính là lập báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.Từ đó đảm bảo cung cấp thông tin về tài chính nhà nước kịp thời, đầy đủ, toàn diện, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của Việt Nam, nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho việc điều hành quản lý nguồn lực của nhà nước. Để làm được việc này, KBNN đang dự kiến một số công việc cho thời gian tới.

Chưa có hệ thống tài chính nhà nước tập trung

Ông Vũ Đức Chính - Vụ trưởng Vụ KTNN, KBNN cho biết, các thông tin về KTNN hiện nay đang được thực hiện và phản ánh tại các đơn vị KBNN, các đơn vị chi tiêu ngân sách nhà nước (NSNN), các quỹ tài chính, các doanh nghiệp có vốn nhà nước,…

KBNN hiện đang thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác, tổ chức hệ thống thông tin theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương (KBNN trung ương- KBNN tỉnh - KBNN huyện), thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc thu thập, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi quỹ NSNN, tình hình vay nợ và trả nợ vay của Chính phủ (trong nước, ngoài nước) và các quỹ tài chính nhà nước.

Đối với các đơn vị KTNN khác đều đã được tổ chức công tác kế toán, thực hiện theo quy định của các chế độ kế toán tương ứng, vì vậy, về cơ bản, tại các đơn vị này đã phản ánh đầy đủ các đối tượng của KTNN. Tuy nhiên, do mục tiêu của các chế độ kế toán hiện nay chủ yếu hướng đến thông tin quyết toán NSNN nên các đơn vị này không được yêu cầu lập đầy đủ các báo cáo tình hình tài chính.

Chính vì vậy, xét về góc độ thông tin tài chính nhà nước, công tác kế toán tại KBNN và các đơn vị kế toán khác hiện nay còn một số tồn tại. Cụ thể, các thông tin về kế toán NSNN, nợ của Nhà nước, thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa, tình hình quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN của các đơn vị; việc hình thành và sử dụng các quỹ tài chính… đã được phản ánh ở các đơn vị nhưng lại chưa được tổng hợp chung thành BCTCNN. Vì vậy, việc tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất quán về phạm vi, nội dung và phương pháp, chưa mang lại hiệu quả cao nhất cho việc sử dụng và phân tích số liệu phục vụ công tác quản lý vĩ mô.

Hay như việc Bộ Tài chính đã triển khai thành công Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS). Tuy nhiên, về góc độ tài chính nhà nước, chưa triển khai và vận hành hệ thống thông tin tài chính tập trung để tổng hợp, cung cấp và phân tích thông tin kế toán tài chính một cách đầy đủ, phù hợp và có hiệu quả về tổng tài sản và nguồn lực nhà nước.

Lộ trình thực hiện

Từ những thực tế nêu trên, một bản BCTCNN với đầy đủ thông tin thiết yếu về tình hình tài sản thuộc sở hữu nhà nước; kết quả hoạt động (thường xuyên, đầu tư, tài chính) của Chính phủ, của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; nguồn lực, nghĩa vụ tài chính hiện hữu và tiềm năng của nhà nước; các thông tin thuyết minh về tình hình huy động và sử dụng NSNN của Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương… là việc làm hết sức cần thiết lúc này.

Là đơn vị được giao thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước trong năm 2020, KBNN đã đưa ra phương án và lộ trình thực hiện từ nay cho đến năm 2019. Theo đó, KBNN đưa ra đề xuất, về mặt hình thức, BCTCNN của Chính phủ hoặc từng địa bàn có thể được trình bày như báo cáo của một đơn vị kế toán, một doanh nghiệp. Đồng thời, các BCTCNN phải cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tổng TSNN của từng địa phương (đây là đặc điểm mới do báo cáo quyết toán NSNN hàng năm mới chỉ cho biết số liệu thu, chi NSNN theo từng niên độ ngân sách và chưa cho thấy hiệu quả hoạt động theo chi NSNN).

Về cách lập báo cáo, KBNN huyện sẽ tiếp nhận, phân loại báo cáo của các đơn vị thu, chi NSNN đồng cấp, đơn vị cung cấp thông tin tài chính nhà nước cấp huyện, báo cáo tài chính của cấp xã trên địa bàn. Tương tự, KBNN tỉnh tiếp nhận, phân loại thông tin tài chính của các huyện. KBNN Trung ương tiếp nhận, phân loại BCTCNN của các tỉnh trên toàn quốc.

Về thời hạn lập, nộp báo cáo tài chính của đơn vị cung cấp thông tin tài chính nhà nước cấp trên cho KBNN đồng cấp để lập BCTCNN cũng được KBNN dự kiến là 30 ngày đối với cấp huyện; 45 ngày đối với cấp tỉnh và 60 ngày cho cấp Trung ương.

Thời hạn lập và nộp báo BCTCNN của KBNN huyện cho KBNN tỉnh là 45 ngày và 60 ngày để KBNN cấp tỉnh nộp cho KBNN Trung ương.

Trước thời điểm ngày 1 tháng 3 hàng năm, KBNN tỉnh có trách nhiệm lập BCTCNN của cấp mình, trình UBND tỉnh phê duyệt để báo cáo tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trước ngày 1 tháng 4 hàng năm, KBNN có trách nhiệm lập BCTCNN toàn quốc, trình Chính phủ phê duyệt để báo cáo tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.

KBNN cũng dự kiến lộ trình thực hiện BCTCNN, theo đó, giai đoạn 2014 - 2016 sẽ xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cần thiết để thực hiện nhiệm vụ lập BCTCNN trên cơ sở thống nhất, tập trung dữ liệu của các đơn vị KTNN. Bên cạnh đó, thống nhất về kế toán đồ và phương pháp kế toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, hướng dần đến kế toán dồn tích đối với một số đối tượng KTNN. Đảm bảo theo dõi đầy đủ các đối tượng kế toán gồm: Số liệu thu, chi NSNN; tình hình hiện có và sự vận động tài sản, nguồn hình thành tài sản; nguồn vốn, quỹ của nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị khác; tình hình vay nợ của Chính phủ và các chính quyền địa phương…

Giai đoạn từ năm 2016 - 2019 là giai đoạn triển khai các hoạt động lập BCTCNN theo lộ trình xác định. Về khung pháp lý, trong giai đoạn này cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán và Nghị định của Chính phủ đảm bảo mục tiêu xây dựng các báo cáo đầy đủ, kịp thời theo đúng thông lệ quốc tế, phục vụ quản lý điều hành nhưng giảm thiểu tối đa công việc của các đơn vị liên quan.

Trong giai đoạn này, không đặt ra yêu cầu bổ sung cán bộ mới so với tổng mức định biên KBNN đã được giao hiện nay. Tuy nhiên, KBNN sẽ tổ chức bố trí, sắp xếp phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ mới được giao từ trung ương đến địa phương. Do đó, nhiệm vụ của KBNN cần được quy định: Tiếp nhận thông tin BCTCNN của các đơn vị kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước về tình hình tài sản nhà nước, nguồn lực và nghĩa vụ của nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu chi NSNN; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của nhà nước; lập BCTCNN của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vân Hà

分享到: