Đối với các doanh nghiệp (DN) Ý,ệtNamlàthịtrườngtrọngđiểmcủacácDNÝtiso trực tuyến Việt Nam luôn là một thị trường chiến lược, trọng điểm.
PV: Ông đánh giá như thế nào về môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay so với các quốc gia trong khu vực?
Ông Michele:So sánh với các nước ASEAN khác, Việt Nam cung cấp nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho các nhà đầu tư. Việt Nam đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài nhờ vào vị trí địa lý chiến lược, điều kiện chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế liên tục và sự dồi của lực lượng lao động có tay nghề cao, chi phí nhân công cạnh tranh.
Việc ICHAM lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam Hội nghị thường niên các Phòng Thương mại Ý tại châu Á - Thái Bình Dương và Nam Phi, bao gồm 11 Phòng Thương mại Ý vào đầu tháng 4 vừa qua thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các DN Ý trong khu vực đối với thị trường Việt Nam. Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở trung tâm của các nước ASEAN, tạo cơ hội lớn để tiếp cận các quốc gia gần nhất với thị trường hơn 600 triệu người tiêu dùng tiềm năng và thị trường Việt Nam với hơn 90 triệu người tiêu dùng. Sự gần gũi với các nước ASEAN khác và sự phát triển của hệ thống cảng biển tạo cho Việt Nam một vị trí lý tưởng cho các công ty để nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí của chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
|
PV: Ông có nhận định như thế nào khi báo cáo Doing Business 2017 của WB đánh giá chỉ số thuận lợi về nộp thuế của Việt Nam tăng lên 11 bậc so với trước? Những cải cách này thời gian qua đã tác động như thế nào đối với việc sản xuất, kinh doanh của các DN Ý tại Việt Nam, thưa ông?
Ông Michele:Báo cáo Doing Business 2017 về môi trường kinh doanh cho thấy một số hoạt động như bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số, thương mại qua biên giới, chỉ số nộp thuế... đã được cải thiện, tăng nhiều bậc so với báo cáo trước. Điều đó cho thấy nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh, tích cực hỗ trợ cộng đồng DN.
Những cải cách này, đặc biệt là cải cách về thủ tục hành chính thuế đã tạo điều kiện tốt hơn cho cộng đồng DN Ý và các DN cũng đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan thuế địa phương. Khi cơ quan thuế địa phương làm việc về các vấn đề thuế trên tinh thần đơn giản hóa và giảm các thủ tục đã giúp cho các DN giảm bớt thời gian, chi phí, do đó, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của cộng đồng Ý.
Hiện tại, có khoảng hơn 50 DN Ý đang hoạt động tại Việt Nam, trong các lĩnh vực khác nhau từ ô tô xe máy đến ngành thực phẩm và nước giải khát, dầu khí, ngân hàng và bảo hiểm, sản xuất, điện tử, thời trang và đồ gỗ. Nhìn chung, việc kinh doanh của các DN này là khá thuận lợi, có lãi. Nhiều trong số họ đã gia tăng sự hiện diện của mình tại Việt Nam với việc đầu tư mới vào các cơ sở sản xuất. Chiến lược kinh doanh chính của các công ty Ý có trụ sở tại Việt Nam là sản xuất và bán sản phẩm tại Việt Nam và trên toàn thế giới hoặc sản xuất để bán tại thị trường ASEAN. Một số DN Ý cũng đã mở các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở Việt Nam và đầu tư rất nhiều trên khắp đất nước để phát triển kinh doanh. Kế hoạch mở rộng kinh doanh của các DN Ý tại Việt Nam cho thấy sức hấp dẫn của thị trường này và ngày càng trở thành thị trường trọng điểm của các DN Ý.
PV: Theo dự kiến, năm 2018, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực. Theo ông, EVFTA sẽ tác động như thế nào tới thương mại của 2 nước? Chính phủ cần làm gì để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các DN của hai nước, không bỏ lỡ các cơ hội từ EVFTA?
Ông Michele:Việc EVFTA có hiệu lực vào năm 2018 sẽ là cơ hội lớn cho cả hai nước Việt Nam và Ý tăng cường thương mại song phương. Hiện tại, Ý đang thâm hụt thương mại so với Việt Nam. Thông qua EVFTA, nhiều dòng thuế sẽ được cắt giảm, giúp các công ty của Ý tăng xuất khẩu các sản phẩm như ô tô, dệt, rượu vang, túi xách, quần áo, giày dép và đồ gỗ vào thị trường Việt Nam. EVFTA sẽ được tự do hóa 99% thuế cả giá trị và số lượng dòng thuế sau 7 năm đối với EU và sau 10 năm đối với Việt Nam. EVFTA sẽ tạo ra một thị trường an toàn hơn và cạnh tranh hơn thông qua các nguyên tắc cạnh tranh, mua sắm chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ và tạo thuận lợi thương mại, hải quan cũng như các tiêu chuẩn mới về quy tắc xuất xứ, kỷ luật lao động và môi trường. Tất cả các quy tắc này sẽ giúp các công ty Ý tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam nhờ vào tiêu chuẩn chất lượng cao, công nghệ của các sản phẩm Ý.
Theo tôi thấy, các DN ở Ý rất thiếu thông tin về EVFTA. Cộng đồng DN Ý cần biết chi tiết bức tranh rõ ràng về tự do hóa thuế quan của Việt Nam đối với các ngành cụ thể trong tất cả các kịch bản và tác động đối với từng sản phẩm và chính xác thời gian có hiệu lực.
Một trong những điều quan trọng nhất mà cả hai Chính phủ nên làm là phổ biến thông tin tới tất cả cộng đồng DN. Thông báo cho các công ty về những cơ hội to lớn mà EVFTA sẽ trao cho họ là chìa khóa thành công của thỏa thuận. Việc thông tin chi tiết và rõ ràng về tất cả các quy tắc trong thỏa thuận giúp các công ty dễ dàng lựa chọn việc đầu tư hoặc bán và lĩnh vực, sản phẩm nào sẽ thuận tiện hơn cho họ.
PV: Xin cảm ơn ông!
Ông Michele D’Ercole cho biết, cán cân thương mại 2 chiều Việt Nam - Ý đạt 4,6 tỷ USD vào năm 2016. Hai nước phấn đấu cuối năm 2017, kim ngạch trao đổi thương mại sẽ đạt mức 5 tỷ USD. |
Vũ Luyện (thực hiện)