【cách tính kèo bóng đá】Cần những giải pháp vượt tiền lệ hỗ trợ doanh nghiệp
Thị trường thu hẹp, tiếp cận tín dụng nhiều trở ngại
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội trình Quốc hội mới đây, 4 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp (DN) tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 49,9 nghìn DN, tăng 21,8% (so với cùng kỳ năm trước); 20,9 nghìn DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 39,9%; 6,1 nghìn DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 10,1%. Bình quân một tháng có 19,2 nghìn DN rút lui khỏi thị trường. Nhiều DN đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng DN, bán cổ phần với mức giá rất thấp, trong nhiều trường hợp bán cho các đối tác nước ngoài. Thực trạng DN thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến, người lao động mất việc làm tại nhiều khu công nghiệp.
“Những số liệu thống kê nói trên cho thấy tình hình hoạt động của các DN đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Khó khăn hàng đầu của DN là tiếp cận vốn tín dụng có nhiều trở ngại. Tình hình thị trường bị thu hẹp với khó khăn trong tìm kiếm khách hàng và tác động tiêu cực của dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài. Một số khó khăn đáng chú ý khác bao gồm: biến động thị trường, tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh, tuyển dụng nhân sự và tìm kiếm nhà cung cấp” - báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nêu rõ.
Lo ngại “sức khỏe” của DN khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho rằng, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay là rất khó khăn và gốc rễ vấn đề là cần có chính sách bồi dưỡng, tăng cường “sức khỏe” của DN, vì hiện nay tình hình này chủ yếu phát sinh từ sức khỏe của DN. “Mong rằng Chính phủ tiếp tục có giải pháp khả thi để kích cầu, tiếp thêm nguồn năng lượng, sức mạnh cho DN” - đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông nói.
Tiếp cận vốn khó vì ngân hàng ngại rủi ro Mặt bằng lãi suất tăng nhanh, từ tháng 7/2022 với lãi suất trung bình 12%/năm, thậm chí có nơi lên đến 14%/năm. Việc tiếp cận các dòng tiền này cũng không hề dễ dàng vì các ngân hàng lo ngại rủi ro. Vay thương mại gặp khó, dòng vốn ưu đãi thuộc chương trình phục hồi kinh tế cũng tắc nghẽn. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về triển khai gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 2% thì đến hết tháng 3, chính sách này mới giải ngân được 327 tỷ đồng, tức đạt 0,8% trên tổng số vốn 40.000 tỷ đồng. |
Nhìn vào những số liệu nêu trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, đại biểu Quốc hội Trần Thị Hiền (Hà Nam) cho rằng, tình trạng này rất bất thường, “số DN rút lui và đăng ký mới tương đương nhau. Trước đây, số lượng DN thành lập mới cao hơn nhiều so với DN rút lui khỏi thị trường”. Theo nữ đại biểu Quốc hội, sự gia tăng đột biến các DN rút khỏi thị trường cần được các cơ quan chức năng đánh giá kỹ lưỡng, phân tích các nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ đó có giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho cộng đồng DN.
Theo đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang), tiêu dùng và xuất khẩu giảm, thị trường xuất khẩu và đơn đặt hàng bị thu hẹp, nhất là đối với các nước lớn. Nguyên nhân là do tích tụ bất cập nhiều năm. Các thị trường trái phiếu DN, bất động sản gặp khó khăn, nguồn lực và sức chịu đựng của DN suy giảm nhiều do phải trải qua một giai đoạn có thể gọi là suy thoái dài. Nhiều DN rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và phải bán tài sản để giải quyết thanh khoản, trong khi chính sách ưu đãi vẫn còn nhiều khó khăn, hạn hẹp. “Khó khăn của DN đã ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động, tiềm ẩn khó khăn về an sinh và trật tự an toàn xã hội” - đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy cảnh báo.
Xem xét hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng
Phân tích kỹ hơn về nguyên nhân DN khó khăn, đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí (Khánh Hòa) cho rằng, bên cạnh nguyên nhân khách quan như do đứt gãy thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh, hàng tồn kho tăng cao, đơn giá thấp, giá cả vật tư, nguyên liệu của nhiều mặt hàng nước ta phải nhập khẩu tăng cao, nhiên liệu tăng cao thì có nguyên nhân dòng vốn từ thị trường tài chính suy giảm.
“Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh trong năm 2022 và vẫn duy trì ở mức cao trong quý I/2023. Lợi nhuận DN sụt giảm làm giảm hoạt động đầu tư từ khu vực tư nhân. Việc DN tiếp cận vốn tín dụng rất khó khăn. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt bình quân chỉ đạt 0,09 lần cho thấy khu vực DN gặp những khó khăn có liên quan đến dòng tiền” - đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí nhận định.
Chính phủ đã chỉ đạo hiệu quả và tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Ảnh: TL |
Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai), cần phải có những giải pháp cấp bách, thậm chí là vượt tiền lệ để cứu nguy, hỗ trợ cho hệ thống DN. Chúng ta luôn xác định DN là nền tảng vật chất, động lực cho phát triển, nhưng từ các số liệu cho thấy hệ thống DN đang ở giai đoạn thực sự khó khăn. Đại biểu Quốc hội nhận định: “4 nút thắt mà DN đã gặp phải là: thiếu hụt về đơn hàng, tắc nghẽn về dòng vốn, thể chế không đầy đủ, thủ tục hành chính bủa vây và những rủi ro pháp lý có thể gặp phải, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhìn vào những con số, ta thấy hệ thống DN đang thực sự khát về tín dụng nhưng không tiếp cận được vốn. Nếu tiếp cận được thì rất khó để giải ngân do điều kiện vay và thủ tục vay”.
Đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí cho rằng, qua kết quả khảo sát của VCCI, những khó khăn hàng đầu mà DN gặp phải là tiếp cận tín dụng có nhiều trở ngại, bao gồm cả tín dụng, nguồn vốn, lãi suất ưu đãi của Chính phủ và nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Đây cũng là một trong những yếu tố làm cho DN đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phá sản, giải thể, bán lại DN.
Do đó, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả và phải phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, bảo đảm hợp lý để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát được lạm phát. Cần chủ động xem xét tiếp tục hạ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng trưởng, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng, sử dụng vốn và hạn mức tăng trưởng tín dụng.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HỒ ĐỨC PHỚC:
Chính sách tài khóa quyết liệt, hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nghị định số 15/2022/NĐ-CP được hoàn thiện sau 17 ngày Nghị quyết 43/2022/QH15 ra đời và có hiệu lực ngay đầu tháng 2/2022. Ảnh: TL |
Năm 2022, chúng ta huy động được nguồn lực lớn nhất và thực hiện miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí lớn nhất, với 200,3 nghìn tỷ đồng, trong đó miễn giảm 89 nghìn tỷ đồng và gia hạn 110,7 nghìn tỷ đồng... Năm 2023, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo việc miễn, giảm thuế, Bộ Tài chính đã trình và dự kiến sẽ miễn, giảm, gia hạn 195,4 nghìn tỷ đồng, trong đó miễn giảm 74,2 nghìn tỷ đồng và gia hạn 121 nghìn tỷ đồng.
Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội ra đời vào ngày 11/1/2022, 17 ngày sau Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, có hiệu lực từ ngày 1/2/2022. Theo đó đã giảm thuế giá trị gia tăng cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8%; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu…
Như vậy, chính sách miễn, giảm thuế để điều hành trong chính sách tài khóa là hỗ trợ cho người dân và DN. Ngoài ra, còn thiết kế gói kích cầu là 347 nghìn tỷ đồng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có 176 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, các hệ thống đường cao tốc khởi công liên tục và khánh thành liên tục đã tạo nên một mạng kết nối giao thông làm thay đổi bộ mặt và thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế phát triển trong thời gian vừa qua rất rõ. Vừa rồi, bước đầu cho việc thực hiện ODA thế hệ mới, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính ký hiệp định với Nhật Bản vay được 50 tỷ Yên, lãi suất chỉ 0,01%. Có thể nói, đây cũng là những thành công và các dự án ODA của chúng ta bắt đầu được triển khai./.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NGUYỄN THỊ HỒNG:
Ưu tiên đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 1/6/2023. Ảnh: TL |
Điều hành lãi suất và tín dụng trong năm 2022 và 2023 trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức, khó lường hơn thời điểm trước. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kiên định mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô, theo sát tình hình để quyết định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ và ứng phó linh hoạt.
Đối với điều hành lãi suất, nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của DN khi vay vốn. Tuy nhiên, điều hành lãi suất phải xem xét trong tổng thể điều hành vĩ mô để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an ninh tiền tệ.
Năm 2022, có 2 lý do quan trọng phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn, đó là lãi suất quốc tế đồng loạt tăng nhanh và mạnh. Trong nước, lạm phát bình quân năm 2022 tăng 3,15%, tuy là thấp so với mục tiêu nhưng vẫn là cao so mức 1,84% năm 2021 và đặc biệt nửa cuối năm 2022 lạm phát có xu hướng tăng nhanh từng tháng. Vào cuối năm, lạm phát cơ bản bình quân đã tăng 5%, cao hơn mức bình quân của năm 2021.
Lý do thứ hai đó là áp lực mất giá của VNĐ, khi các nước thắt chặt tiền tệ và đồng USD tăng giá. Vào tháng 9, 10 năm 2022 áp lực VNĐ mất giá khoảng 9 - 10%, thời điểm ấy nếu không có giải pháp linh hoạt, đồng bộ, thì khó ổn định được mức tỷ giá chỉ mất giá 3,5% trong năm 2022. Nếu để mất giá VNĐ khoảng 10% thì DN rất khó khăn.
Khi ổn định được tỷ giá và việc tăng chậm lại của lạm phát, NHNN đã điều chỉnh 3 lần lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 0,9% bình quân so với năm 2021.
Đối với điều hành tín dụng, vào thời điểm tháng 10 năm ngoái, không thể điều chỉnh zoom tín dụng và sau khi thanh khoản ổn định trở lại NHNN mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng. Với những diễn biến của sự đổ vỡ của một số ngân hàng vừa qua, thì ưu tiên đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng của NHNN và của Chính phủ là điều hết sức đúng đắn./.
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TẠ THỊ YÊN (ĐIỆN BIÊN):
Dự báo tốt những biến động lớn của thị trường xuất nhập khẩu
Nước ta có nền kinh tế mở, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả năm 2022 đạt 730,2 tỷ USD, gấp 1,8 lần GDP. Bởi thế, bất kỳ sự thay đổi nào của thị trường thế giới cũng có tác động nhiều chiều đến kinh tế trong nước.
Tôi cho rằng cần đặc biệt chú trọng tới công tác đánh giá, phân tích, dự báo, nhất là khi có những biến động lớn về thị trường xuất nhập khẩu. Ví dụ, trong sự giảm sút của các ngành công nghiệp gia công, chế biến thâm dụng lao động như: dệt may, da giày, đồ gỗ..., ngoài tình hình thị trường còn có sự cạnh tranh trong chuyển dịch chuỗi giá trị sản xuất do giá lao động, tỷ giá, lãi suất, chi phí môi trường làm cho sản phẩm của chúng ta làm ra đắt hơn. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư sẽ phải di chuyển sản xuất đi quốc gia khác, tương tự như chúng ta từng nhận chuyển dịch chuỗi giá trị sản xuất từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến hơn.
Hay như các hàng rào kỹ thuật của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế về xuất xứ hàng hóa, môi trường sản xuất xanh, giảm khí thải carbon, lao động, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng hóa, kiểm dịch cũng là những trở ngại, đôi khi là bất chợt khiến cho các DN bị lúng túng. Vấn đề là chúng ta cần nhìn xa hơn, rộng hơn, sớm nhìn ra những vấn đề của chính mình trong bối cảnh có sự liên hệ chặt chẽ, mật thiết với thế giới còn lại, làm nền tảng cho sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, bài bản, khoa học, sát với thực tiễn của tình hình./.
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRỊNH XUÂN AN (ĐỒNG NAI):
Giảm lãi suất không quan trọng bằng tiếp cận và đưa vốn vào sản xuất
GDP quý I tăng 3,32%, với mức thấp như vậy, để đạt được mục tiêu 6,5% cần phải có quyết tâm thật cao, mỗi quý còn lại phải đạt 7,5%. Do đó, cần phải tập trung theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới để có giải pháp, chính sách chủ động, kịp thời. Cần chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, phát huy tối đa nguồn lực nội tại để phát triển.
Đối với DN, việc giảm lãi suất không quan trọng bằng việc tiếp cận được vốn và đưa nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh. Việc giảm lãi suất và đơn giản điều kiện, thủ tục vay cần thực chất để vốn đến đúng, trúng và trực tiếp đối với DN đang cần. Cùng với tín dụng, cần tiếp tục khơi thông các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu, chứng khoán, đồng thời cần tiếp tục rà soát để đơn giản thủ tục hành chính một cách thực chất hơn. Đặc biệt, cần phải thay đổi văn hóa DN phải "đi xin", "đi chạy". Chính quyền và nhà quản lý cần thể hiện thái độ phục vụ DN, chủ động, thực tâm, thực lòng đến với DN để gỡ khó. Những việc cần làm để hệ thống DN phát triển thì nên làm ngay, quyết định ngay, bớt các khâu xin ý kiến, trao đổi lòng vòng giữa các cơ quan, các bộ, ngành.
Đối với những dự án pháp lý đầy đủ và làm đúng quy trình thì các địa phương cần ký để triển khai ngay, tránh việc cứ rà soát mãi mà cả năm không ra đời được dự án nào. Trong bối cảnh khó khăn, cần bớt các nội dung kiểm tra, thanh tra làm khó DN để tránh tình trạng DN cứ phải lao đao đi giải trình lên xuống. Với tinh thần đó, các biện pháp tháo gỡ, gỡ khó cho DN cần thúc đẩy cả thị trường trong và ngoài nước, phải đồng bộ, thống nhất các chính sách tiền tệ và tài khóa. Chủ trương để xử lý gỡ khó cho DN là nghẽn ở đâu thì chúng ta thông ở đó, vướng ở đâu thì gỡ ở đó./.
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI MA THỊ THÚY (TUYÊN QUANG):
Giảm lãi suất, giảm tiền thuê đất hỗ trợ doanh nghiệp
Tôi đồng tình và đánh giá cao quan điểm, quyết tâm của Chính phủ không điều chỉnh mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% của năm 2023; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tăng dưới 4,5%, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong bối cảnh vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Muốn đạt được mục tiêu, cần phải quyết tâm cao để thực hiện đồng bộ, thông suốt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.
Do đó, cần tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, phải duy trì động lực tăng trưởng chậm trong dài hạn. Cần sớm rà soát toàn diện các chính sách hỗ trợ ưu đãi đang được triển khai, xem chính sách nào hiệu quả, chính sách nào chưa thực sự hiệu quả để tạm dừng hoặc có biện pháp thay đổi kịp thời để bổ sung nguồn lực cho nền kinh tế. Tôi cho rằng biện pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất và DN dễ hấp thụ nhất trong lúc này chính là giảm lãi suất ngân hàng; giảm tiền thuê đất; giảm, giãn, miễn lãi suất, miễn lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội./.
Nhóm phóng viên (lược ghi)
(责任编辑:La liga)
- Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- Thu thuế từ 3 nhóm doanh nghiệp tăng cao sau nhiều năm không đạt dự toán
- Hưng Thịnh Land sắp IPO, bất động sản có thêm cổ phiếu ‘tỷ đô’
- Bộ Tài chính yêu cầu rà soát các biện pháp chống nghẽn lệnh đã áp dụng
- Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- Lễ cưới của nam diễn viên Julien Kang 'Gia đình là số một'
- Đối thoại nhằm đưa chính sách đi vào cuộc sống, thúc đẩy tăng trưởng
- Thị trường bất động sản những tháng cuối năm đối mặt với nhiều khó khăn
- Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- Công đoàn Bộ Tài chính trao quà Tết cho người nghèo ở tỉnh Bắc Giang
- Nền tảng số sẽ thúc đẩy tính minh bạch, hiệu quả trên thị trường chứng khoán
- Thời trang độc lạ nhất showbiz Việt của MC Thanh Bạch
-
Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cụ ...[详细] -
Vĩnh Phúc: tên trộm “cuỗm két sắt” chứa số tiền 182 triệu đồng sa lưới
Đối tượng Nguyễn Văn Sang bị Công an huyện Vĩnh Tường bắt giữ điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. ...[详细] -
Cơ hội của thực phẩm Việt Nam tại thị trường Liên bang Nga
Việt Nam - Liên bang Nga phấn đấu nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào 2030 Năng lượng là trụ ...[详细] -
Xây dựng kế hoạch, dự toán chi cho dự trữ quốc gia những năm tiếp theo
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia kịp thời, góp phần bảo đảm an sinh xã hộiTăng tiềm lực dự trữ quốc gia ...[详细] -
15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
Chiều 7/9, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong 15 ngày tổng kiểm soát ô ...[详细] -
Giảm 37 khoản phí, lệ phí đến hết tháng 6/2022
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 35 loại phí, lệ phí trong nửa đầu năm 2022Giảm phí sử dụng đường ...[详细] -
Kiều bào khắp năm châu hân hoan đón Tết cổ truyền dân tộc
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp bà con kiều bào người Việt tại Romania Xuân về với kiều bào năm châuMỗ ...[详细] -
Thị trường tái chế sụp đổ sau lệnh cấm xuất khẩu rác thải của EU
Doanh nghiệp chung tay xử lý rác thải nhựa, bảo vệ môi trường Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Vi ...[详细] -
Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
Tại Quảng Ninh,thực hiện công điện và chủ động ứng phó với bão số 1, Ban ...[详细] -
‘Nữ hoàng hoa hồng’ hoá thôn nữ giữa làng cổ Đường Lâm
Đạt danh hiệu “Nữ hoàng hoa hồng” trong cuộc thi do Đại sứ quán Bulgaria tổ chức năm 2017, doanh nhâ ...[详细]
Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường bất động sản đang tăng trưởng âm
- Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- Đề cao vai trò kết nối nhịp cầu hữu nghị Việt Nam
- “Kiểm soát lạm phát năm 2022 không dễ dàng”
- H'Hen Niê phản hồi thông tin kết hôn
- ‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- TopenLand xây dựng giải pháp toàn diện cho lĩnh vực bất động sản
- Các kịch bản tác động của chuyển hướng kênh Suez đối với vận tải container