【soi keo nhat】Thu thuế từ 3 nhóm doanh nghiệp tăng cao sau nhiều năm không đạt dự toán

Thu ngân sách ngành Thuế: Tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn
Thu ngân sách nhà nước 6 tháng năm 2021: Nhiều cục thuế có kết quả ấn tượng
CPI 6 tháng đầu năm tăng thấp nhất trong 6 năm trở lại đây
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị.

Tín hiệu khả quan từ các sắc thuế chính

Báo cáo về công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước và tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách của Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho biết, với việc nền kinh tế vẫn tiếp nối được đà tăng trưởng và tăng cao so với cùng kỳ, GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,64% (mục tiêu 6,5%, cùng kỳ chỉ đạt 1,81%), đồng thời với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, sự ủng hộ, đồng hành của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, kết quả thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý 6 tháng đầu năm 2021 đã đạt những kết quả rất toàn diện.

Theo đó, tiến độ thu ngân sách đạt 58,8% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Có 60/63 địa phương thu đạt trên 50% dự toán.

"Mặc dù còn 3 địa phương có số thu đạt dưới 50% dự toán là Sơn La, Hòa Bình, Bắc Kạn, nhưng do tỷ trọng thu ngân sách của 3 địa phương này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,75% tổng thu ngân sách của cả nước nên không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, đây lại là những địa phương có số thu từ thủy điện chiếm tỷ trọng lớn trên tổng thu và thường tập trung phát sinh số nộp vào 6 tháng cuối năm, nên khả năng các địa phương này sẽ hoàn thành dự toán thu của cả năm là khả quan", lãnh đao Tổng cục Thuế phân tích.

Cùng với đó, thu theo các sắc thuế chính hầu hết đều đạt khá (thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 61,5%, thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 61%, thuế giá trị gia tăng đạt 51,5%, thuế thu nhập cá nhân đạt 68% dự toán;...). Đặc biệt, số thu từ 3 khu vực kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI và khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh là khu vực có số thu chiếm 52,4% tổng thu nội địa) đạt trên 57% dự toán và tăng trưởng trên 26% so với cùng kỳ. Đây là điều rất đáng mừng vì sau nhiều năm thu từ các khu vực này không đạt dự toán thì năm nay đã có tín hiệu đạt khá.

Theo ông Cao Anh Tuấn, trong 6 tháng đầu năm Tổng cục Thuế đã tham mưu Bộ Tài chính trình Chính phủ kịp thời ban hành hoặc duy trì các chính sách hỗ trợ cho người nộp thuế gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19. Trong đó, nổi bật nhất là việc Chính phủ kịp thời ban hành Nghị định số 52 về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 trong năm 2021. Đặc biệt, ngành Thuế đã lập tức nâng cấp các ứng dụng, phần mềm, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế nộp Giấy đề nghị gia hạn bằng phương thức điện tử mọi lúc, mọi nơi (24/7). Đến nay (8/7/2021), tổng số đơn đề nghị gia hạn là 64.743 đơn, với tổng số tiền được gia hạn là 35.247 tỷ đồng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, trong 6 tháng đầu năm, cơ quan Thuế các cấp đã tăng cường xử lý nợ, quản lý chống thất thu ngân sách. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở công tác xử lý nợ thuế theo Nghị quyết 94 của Quốc hội. Số liệu tổng hợp cho thấy, tính đến hết tháng 6/2021, các địa phương đã ban hành 960 quyết định xóa nợ cho 119.509 người nộp thuế với tổng số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp được xóa là 3.020 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, năm nay, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được Tổng cục Thuế chỉ đạo thực hiện linh hoạt, phù hợp với diễn biến dịch Covid của từng địa phương với việc tập trung thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế, chỉ thực hiện đối với những đơn vị có rủi ro cao, có dư địa khai thác số thu lớn,… Qua công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế 6 tháng đầu năm, đã kiến nghị xử lý trên 22.963 tỷ đồng.

"Một số vụ việc điển hình tăng thu qua công tác thanh tra như vụ việc của Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) có các dấu hiệu rủi ro về hoàn thuế GTGT. Dù doanh nghiệp này đã có đơn kiện ra tòa án nhưng đến nay đã chấp nhận nộp 365 tỷ đồng. Hay như việc tăng cường xử lý một số đơn vị có giao dịch liên kết. Công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước", ông Cao Anh Tuấn chia sẻ.

Đáng chú ý, Tổng cục Thuế cũng đã tăng cường quản lý thuế thương mại điện tử. Từ năm 2018, cơ quan thuế đã tổ chức tuyên truyền, làm việc với các tổ chức tại VN có ký hợp đồng quảng cáo với các nhà cung cấp nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như: Google, Youtube, Facebook,… Qua đó, các tổ chức này đã thực hiện kê khai, nộp số tiền thuế trên 3.700 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2021 đạt 637 tỷ đồng).

Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ xuyên biên giới của các cá nhân VN cho các nhà mạng, trang mạng xã hội, tập đoàn công nghệ của nước ngoài (Facebook, Google, Youtube, Apple, …), tính đến hết tháng 6/2021, đã thu được 454 tỷ đồng.

Phân tích, đánh giá sát nguồn thu

Theo ông Cao Anh Tuấn, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp. Trong đó, riêng 5 tỉnh, thành trọng điểm phía Nam trở thành điểm nóng của dịch bệnh (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An). Đây là các tỉnh có số thu chiếm trên 35% số thu của cả nước nên đã và đang tác động không thuận đến kết quả thu chung của toàn quốc.

"Điều này đã thể hiện qua số thu tháng 5 và tháng 6 vừa qua đều có xu hướng giảm mạnh so với số thu bình quân 4 tháng đầu năm, cụ thể: số thu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 122.340 tỷ đồng; số thu tháng 5 chỉ đạt 88.072 tỷ đồng; tháng 6 chỉ đạt 73.500 tỷ đồng, tương ứng giảm 34.200 tỷ và 48.800 tỷ so với số thu bình quân 4 tháng đầu năm. Với tình hình này, dự kiến thu ngân sách các tháng tiếp theo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn hơn" lãnh đạo Tổng cục Thuế chia sẻ.

Trong bối cảnh này để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan Thuế các cấp quán triệt thực hiện mục tiêu kép và an toàn làm việc, đảm bảo thông suốt trên tinh thần hỗ trợ, phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp.

Với việc thực hiện cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế thời gian qua, đến nay gần như 100% doanh nghiệp đã thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử. Chính vì vậy, mặc dù một số địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và phải thực hiện giãn cách, nhưng người nộp thuế hoàn toàn có thể ở nhà để thực hiện khai, nộp thuế trực tuyến vào ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế tiếp tục quán triệt nguyên tắc, cơ quan Thuế các cấp tại các địa phương có tình hình dịch phức tạp không thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng mong lãnh đạo của các địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn phân tích, đánh giá sát nguồn thu năm 2021, làm nền tảng để xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 sát thực, chắc chắn, phù hợp với khả năng phát sinh và đặc điểm nguồn thu trên địa bàn. Đối với những địa phương tình hình sản xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19, cần phân tích, đánh giá đúng mức ảnh hưởng của dịch bệnh đến thu ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, cùng với việc xây dựng Chiến lược tài chính giai đoạn 2021 – 2030 của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng đang xây dựng Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030, trong đó thể hiện mức động viên vào ngân sách bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 15-16%GDP, phù hợp với dự thảo chiến lược ngành tài chính. Dự thảo Chiến lược đã được Lãnh đạo Bộ duyệt gửi lấy ý kiến UBND 63 tỉnh, thành phố và các bộ, ngành liên quan. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế bày tỏ mong muốn UBND các tỉnh, thành phố, các bộ cho ý kiến sớm đối với dự thảo chiến lược. Sau khi có ý kiến các địa phương và các Bộ, ngành, Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu, hoàn thiện Chiến lược, trình Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.