【nhận định fulham vs】Rước bệnh vì nước giải khát vỉa hè

Hầu hết,ướcbệnhvìnướcgiảikhátvỉahènhận định fulham vs những địa điểm quán nước vỉa hè là những nơi lề đường, lề chợ đông xe cộ qua lại, bị ảnh hưởng rất nhiều của khói, bụi; nguyên liệu lại không được bảo quản cẩn thận mà chủ yếu là bày tràn lan cho khách hàng dễ nhìn. Rất hiếm khi gặp người bán hàng nào dùng bao tay để chế biến đồ uống cho khách hàng… nên nguy cơ bị các căn bệnh về đường tiêu hóa rất cao.

Mặc dù là thức uống, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng các loại nước giải khát lề đường gần như không được kiểm tra chất lượng. Người bán tự do bán, người mua vô tư uống, cơ quan y tế cũng khó lòng kiểm soát hết. Dưới đây là một vài loại nước giải khát tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất:

Nước mía siêu sạch hay siêu bẩn?

Mùa hè nóng nực, để giải nhiệt nhanh chóng chỉ  từ 10.000 - 15.000 đồng là có một ly nước mía mát lạnh, vừa rẻ lại giải nhiệt nhanh. Tuy nhiên, để thưởng thức những ly nước mía trông thì có vẻ ngon đó nhiều người không biết rằng đằng sau đó là cả một quy trình sản xuất nước mía cực bẩn. Mía được róc vỏ sẵn, phơi bên lề đường mù mịt bụi, ruồi nhặng bâu đầy, cốc đựng nước cho khách dùng chỉ tráng qua loa một lần trong chậu nước được dùng đi dùng lại. Tìm đỏ cả mắt cũng chẳng thế thấy nổi một hàng nước mía vỉa hè nào mà người bán hàng đeo găng tay vệ sinh.

nước giải khát siêu bẩn 2

Những quán nước mía mất vệ sinh trầm trọng

Trên máy ép nước mía, mảnh vải xô bu kín những chú ruồi, thỉnh thoảng có con lọt vào phía trong máy ép trộn lẫn với nước mía. Đá dùng bán nước mía chủ yếu là loại đá cây nghiền nát, đây là loại đá không đủ vệ sinh an toàn thực phẩm và đã bị cấm dùng trong chế biến thực phẩm. Trời nắng nóng, người bán hàng mồ hôi nhễ nhại, thỉnh thoảng lại lấy tay quệt vội những dòng mồ hôi chảy trên mặt, cổ. Dù chứng kiến cảnh mất vệ sinh này nhưng nhiều khách vì khát nên vẫn ngồi uống một cách ngon lành.

nước giải khát siêu bẩn 3

Thực trạng những quán giải khát siêu bẩn ngày nay

Đặc biệt hơn là khu vực chế biến của cửa hàng tràn lan nước mía, nước rửa ly, bã mía, đá rơi lả tả, bụi vỏ mía bay và đặc biệt là thùng nước đen ngòm “siêu bẩn”.

nước giải khát siêu bẩn 4

Khi nói về những chiếc máy ép mía siêu sạch, chú Tuấn (thợ sửa máy ép mía) cho biết:“Siêu sạch thật ra là siêu bẩn, vì cấu tạo của nó không cho phép người bán chà rửa được bên trong như các loại máy khác. Và tất nhiên, việc một cái máy ép mía sử dụng nhiều tháng, thậm chí là vài năm không chà rửa, chỉ qua xịt vòi nước thì không thể có chuyện sạch sẽ được. Đó là chưa kể có nhiều máy khi đem đến sửa chữa, mở ra bên trong toàn giòi (được sinh ra từ các bã và cặn mía tồn đọng lâu ngày).

Nước tự pha chế

Với lượng khách khổng lồ, các hàng nước trước cổng trường học hay lề đường luôn bày bán đủ loại sinh tố, nước đóng chai sặc sỡ ghi chữ Thái Lan. Ngoài ra, thấy trà sữa bán có lời, nên người bán các bột hương liệu và cả đường hóa học về nấu kèm để có vị ngọt sắc. Hầu hết các loại nước này đều bị phù phép bằng hóa chất.

nước giải khát siêu bẩn 6

Những loại nước tự pha chế cũng chứa những chất độc hại

Có nhiều người cảnh giác với nước uống đun nấu vỉa hè tìm đến các loại nước thuần tự nhiên như dừa tươi vẫn không thoát khỏi hóa chất. Đối với dừa tươi ướp lạnh, vỏ trắng phau đa phần được ngâm tẩm chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Hóa chất này dễ dàng thấm qua lớp vỏ dừa (nếu ngâm lâu), ngấm trực tiếp qua vị trí tiếp xúc khi dùng dao chặt lấy nước dừa nếu uống.

Nguy cơ tiềm ẩn sau những loại nước giải khát siêu mát

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đa phần thức uống lề đường không được kiểm soát về chất lượng, người bán sử dụng nguyên liệu không có nguồn gốc rõ ràng, hóa chất cấm hoặc không dùng trong thực phẩm.Thường các chất tạo màu, tạo mùi dùng trong công nghiệp chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng, khi dùng trong thức ăn, thức uống sẽ tích tụ trong cơ thể, lâu ngày gây ngộ độc mãn tính và có thể dẫn đến ung thư.

nước giải khát siêu bẩn 5

Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn - Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết: “Với các loại nước pha chế từ loại đường hóa học là không có dinh dưỡng, không tạo calo, năng lượng... Nếu trẻ em uống những sản phẩm này chắc chắn không bổ béo gì mà còn có nguy cơ gây bệnh”.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
下一篇:Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông