【nhận định nữ nhật bản】“Lên dây cót” rút ngắn thời gian kiểm tra chuyên ngành
Mấu chốt: Thời gian
Tại cuộc họp với đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây,êndâycótrútngắnthờigiankiểmtrachuyênngànhận định nữ nhật bản Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho biết, hiện nay hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành được quy định tại nhiều văn bản pháp quy, có quy định chống chéo, không thống nhất, DN khó tiếp cận đầy đủ để chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động XNK. Có mặt hàng phải áp dụng nhiều chính sách quản lý, hoặc mặt hàng thuộc diện quản lý của nhiều bộ, ngành. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm ban hành, không đồng bộ, nhiều lĩnh vực chưa có văn bản hướng dẫn; có trường hợp bộ, ngành ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhưng quá nhiều và quá rộng trong khi lại chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với hàng hóa đó…
Khảo sát của cơ quan Hải quan cũng cho thấy những vướng mắc về hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu như: Không có đại diện các cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa tại tất cả các cửa khẩu; có bộ chưa có cơ quan kiểm tra chuyên ngành trực thuộc bộ; thiếu nhiều quy chuẩn quốc gia…
Những vướng mắc, bất cập liên quan đến kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu đã ảnh hưởng lớn đến thời gian thông quan hàng hóa XNK. Thực trạng này được phản ánh bằng thực tế tại hai địa bàn lớn hiện nay là TP. HCM và Hà Nội.
Hiện nay, tại Hải quan TP. HCM hàng hóa NK thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành chiếm khoảng 30% số lượng tờ khai. Qua thực tế quản lý, Cục Hải quan TP.HCM cho biết, thời gian trung bình để có kết quả kiểm tra chuyên ngành từ 10 đến 15 ngày. Nếu tính thời gian ngắn nhất để có kết quả kiểm tra chuyên ngành từ 7 đến 10 ngày và dài nhất có thể kéo dài từ 2 đến 4 tháng (đối với mặt hàng ô tô, xe máy, máy chuyên dùng).
Tại Hà Nội, địa bàn trung tâm tập trung nhiều điều kiện thuận lợi để các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện chức năng kiểm tra, thời gian ngắn nhất để có kết quả kiểm tra chuyên ngành từ 1 đến 3 ngày; thời gian dài nhất cũng kéo dài khoảng 30 ngày; trung bình một lô hàng mất khoảng 15 đến 20 ngày để có kết quả kiểm tra chuyên ngành. Riêng tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, hàng kiểm dịch thực vật, động vật thông thường phải kiểm tra từ 2, 3 giờ đến 1, 2 ngày; đối với động vật giống phải đưa về khu cách ly, thông thường phải mất từ 30 đến 90 ngày. Đối với mặt hàng thang máy NK thực hiện dự án đầu tư, do điều kiện khách quan phải kéo dài thời gian, chỉ bắt đầu kiểm tra chất lượng sau khi hoàn thiện xong việc lắp đặt tại công trình, vì vậy thời gian để có kết quả kiểm tra chuyên ngành là 6 tháng.
Giải bài toán: Phối hợp
Việc thực hiện thông quan đối với hàng hóa XNK không chỉ phụ thuộc vào việc thực hiện các thủ tục hải quan mà còn là dựa vào kết quả của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Chính vì vậy, trong thời gian qua Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã tích cực làm việc với các bộ, ngành để tìm giải pháp cụ thể cho bài toán này. Trong tháng 7, Tổng cục Hải quan đã tổ chức buổi họp với đại diện các bộ, ngành về công tác kiểm tra chuyên ngành. Các bộ, ngành đều thống nhất về sự cần thiết ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp để cơ quan Hải quan và các cơ quan kiểm tra chuyên ngành có cơ sở phối hợp thực hiện và xây dựng Đề án “Cơ chế kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Mới đây, Thứ trướng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã cùng với lãnh đạo Tổng cục Hải quan tiếp tục làm việc với đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ để bàn về các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị bộ, ngành sửa đổi, bổ sung thể chế chính sách; phương thức quản lý nhà nước, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Quy trình kiểm tra chuyên ngành cần áp dụng từ nhiều mô hình. Ví dụ như: Mô hình các cơ quan Trung ương xây dựng thể chế, tiêu chuẩn, hỗ trợ công nghệ, đào tạo; địa phương xây dựng cơ sở vật chất; mô hình nâng cấp Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay thực hiện những chức năng kiểm tra chuyên ngành do Bộ Khoa học và Công nghệ và một số Bộ ủy quyền, chịu sự kiểm tra giám sát của bộ, ngành. Trung tâm này sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; Mô hình huy động các năng lực của DN vào thực hiện nhiệm vụ này. Vấn đề quan trọng là xây dựng thể chế pháp luật để quản lý…
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Đề án xây dựng kết hợp nhiều mô hình kiểm tra chuyên ngành sẽ thúc đẩy hoàn thiện dần hệ thống pháp luật và đảm bảo thời gian thông quan cho DN được nhanh nhất; đồng thời nâng cao được hiệu quả, hiệu lực kiểm tra chất lượng hàng hóa thực chất hơn.
Để hiện thực hóa các mô hình đó, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh đã đề xuất phương án tổ chức bộ máy kiểm tra chuyên ngành với hai cấp độ thực hiện đồng thời trong giai đoạn 2014-2016. Một là, xây dựng Trung tâm kiểm tra chuyên ngành cấp vùng tại các khu vực cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa XNK lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, Đà Nẵng. Hai là, tăng cường bộ máy kiểm tra chuyên ngành tại các cửa khẩu biên giới đường bộ. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng thêm chi nhánh Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK tại khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ để thực hiện phân tích, giám định mặt hàng Trung tâm có khả năng và hiện tại các đơn vị kiểm tra chuyên ngành khác chưa làm được.
Những đề xuất của Bộ Tài chính đã phần nào nhận được sự đồng tình của đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho biết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ, tích cực với Bộ Tài chính để xây dựng Đề án “Cơ chế kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Bên canh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành để giảm những văn bản không cần thiết.
Để có đánh giá tổng thể, Tổng cục Hải quan cũng đang đề nghị các bộ, ngành có đánh giá về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực quản lý; thực trạng về trang thiết bị, máy móc của trung tâm/cơ sở kiểm tra chuyên ngành hiện nay và khả năng thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành của các trung tâm/cơ sở này; cũng như quy định về thời gian kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Thời gian thông quan hiện nay, thủ tục hải quan chiếm 28% còn lại là thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành chiếm 72%. Thống kê ban đầu, trong số 5,7 triệu lô hàng XNK một năm có 34% tổng số hàng hóa thuộc loại phải kiểm tra chuyên ngành. Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh: Cơ quan Hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan phụ thuộc rất nhiều vào các văn bản của các cơ quan quản lý khác. Hiện nay, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản, y tế; kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa) lại rất nhiều, bao gồm: 15 Luật và pháp lệnh; 28 Nghị định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 114 Thông tư, Quyết định của các bộ, ngành. Riêng về kiểm tra chất lượng hàng hóa có 43 văn bản pháp quy. Lĩnh vực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý có 10 văn bản quy phạm liên quan. |