Đề án ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo,âydựngĐềánBảovệtrẻemtrênmôitrườngmạnglàvấnđềcấpbákết quả hạng 2 đức hôm nay lành mạnh trên môi trường mạng’ giai đoạn 2020-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng. Cục An toàn thông tin đã có nhiều hoạt động để xây dựng đề án này, dự kiến, Đề án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 6/2020. Ký kết hợp tác trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Chiều 5/3, Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã ký kết hợp tác trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, chia sẻ: ‘Trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm. Các em sống trên môi trường mạng nhiều giờ/ngày, thay đổi hoàn toàn cách học tập, kết bạn, giao tiếp so với thế hệ cha anh. Do đó, đòi hỏi phải chung tay xây dựng môi trường mạng lành mạnh, trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sống an toàn trên môi trường mạng'. Cục Trẻ em và Cục An toàn thông tin thống nhất ký kết Bản ghi nhớ hợp tác, tập trung vào 7 nội dung cơ bản như: Nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Xây dựng công cụ, phương tiện để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, giáo dục tích cực trên môi trường mạng; Nâng cao hiểu biết cho trẻ em về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng bổ ích, an toàn, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng… Thu hút doanh nghiệp làm nội dung lành mạnh cho trẻ em trên không gian mạng Để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, cần tập trung sáng tạo các nội dung tạo hệ sinh thái an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Ngày 7/5, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức phiên họp thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng'. Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, cho biết: Khi tham gia môi trường mạng, trẻ em đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Mặc dù hành lang pháp lý quy định khung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện nay đã có nhưng chưa thực sự đầy đủ, các quy định, hướng dẫn cụ thể còn thiếu. Môi trường mạng còn tồn tại nhiều thông tin, hình ảnh, video clip xấu; thiếu các chương trình dạy kỹ năng công nghệ số, nội dung số bổ ích để trẻ có thông tin, được tham gia an toàn trên môi trường mạng. Do vậy, ông Hoàng Minh Tiến nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành Đề án về trẻ em trên môi trường mạng với các giải pháp liên ngành là rất cần thiết và cấp bách. Mục tiêu của Đề án là hỗ trợ trẻ em tiếp cận, tương tác môi trường mạng một cách tích cực, nâng cao chất lượng học tập và giải trí của trẻ em bằng công nghệ. Để làm việc đó, theo ông Tiến, cần thiết phải có những giải pháp đột phá hơn. Trong đó, triển khai ứng dụng công nghệ là trọng tâm của Đề án, hình thành các nền tảng phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện, cảnh báo nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em trên môi trường mạng. Đồng thời, theo ông Tiến, phải tiếp tục các giải pháp truyền thống gồm có: hoàn thiện hành lang pháp lý giải quyết các tồn tại trong cơ chế chính sách bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức; cung cấp nội dung bổ ích, thú vị cho việc học tập, giải trí và trang bị 'bộ kỹ năng số' cho trẻ em để chủ động tương tác tích cực trên môi trường mạng. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cũng nhấn mạnh Đề án phải đề xuất để nhà nước có cơ chế khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ sinh thái lành mạnh để trẻ học tập, vui chơi, giải trí. Lắng nghe chuyên gia về xây dựng và triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Ngày 14/5, tại Cục An toàn thông tin đã có buổi làm việc với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) và Cục Trẻ em để lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế về việc xây dựng và triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đại diện của Microfoft Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm mong muốn có thể triển khai giải pháp Photo DNA tại Việt Nam nhằm hỗ trợ việc xác định và phát hiện sớm các hình ảnh, tài liệu liên quan tới xâm hại trẻ em trên mạng để các cơ quan kịp thời có hành động ngăn chặn, xử lý. Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Đề án Ngày 28/5, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc - UNICEF Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng' giai đoạn 2020-2025.
Hội thảo tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, cơ quan chức năng, tổ chức chính trị và tổ chức quốc tế hoạt động vì trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2020 tới đây. Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết: ‘Trong cuộc sống thực, trẻ em được bảo vệ bởi nhiều thiết chế như gia đình, họ hàng người thân cho đến nhà trường, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em... Tuy nhiên trên môi trường mạng, còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em như cách chúng ta làm trong cuộc sống thực. Trong khi đó, bất kỳ một trẻ em nào truy cập Internet đều chịu nhiều nguy cơ tiềm ẩn’. Thứ trưởng mong muốn hội thảo thảo luận tập trung vào các vấn đề mấu chốt: Cách thức nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và cơ chế phối hợp liên ngành; Cơ chế khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, lành mạnh; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trên môi trường mạng. Phụ huynh cần 'phòng thủ' chủ động để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng‘Phòng thủ’ một cách chủ động tức là không ngăn chặn, không giám sát nhưng bằng công nghệ, họ có thể biết con đang đọc gì, xem gì, nói chuyện với ai… |