【kq bóng đá pháp】Sau đà phục hồi ngắn hạn, chứng khoán Việt sẽ đối diện thực tế
Thị trường đã có 1 tuần khá tích cực khi mức phục hồi đủ bền để vượt qua đợt chốt lời T3 đầu tiên. Đó là dấu hiệu tốt nhưng vẫn chỉ là các phản ứng đối lập mang tính cảm tính: Bất kỳ nhịp rơi sâu liên tục nào cũng dẫn tới nhịp phục hồi. Sau sự phục hồi ban đầu đó mới là quá trình đối diện với thực tế.
Có thể nói nhịp giảm mạnh trong những phiên vừa qua phản ánh nỗi hoảng sợ do dịch cúm Corona. Thị trường cho thấy rõ phản ứng của nhà đầu tư trong bối cảnh phòng thủ trước tin xấu. Biểu hiện rõ nhất là cổ phiếu dược,đàphụchồingắnhạnchứngkhoánViệtsẽđốidiệnthựctếkq bóng đá pháp y tế lên ngôi, cổ phiếu hàng không giảm sàn, cổ phiếu xuất nhập khẩu giảm mạnh...
Đây là kết quả của suy luận thông thường: Dịch cúm dẫn tới sự đình trệ sản xuất, thương mại với Trung Quốc trong khi các sản phẩm y tế có nhu cầu lớn. Khách du lịch Trung Quốc giảm đột ngột ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn và hàng không.
Tuy vậy các phản ứng cảm tính ban đầu thường kết thúc nhanh. Tuần qua là tuần thị trường cố gắng tìm lại thế cân bằng sau cú sốc và thậm chí phục hồi khá tốt. Vn-Index từ 991,46 điểm trước Tết giảm tối đa xuống 891,85 điểm rồi phục hồi lên 940,75 điểm. Như vậy mức phục hồi cũng đạt khoảng 50% mức giảm tối đa. Về mặt kỹ thuật, đó là mức phục hồi khá mạnh.
Điều khó nhất hiện tại là liệu thị trường giảm sâu vừa rồi có phản ứng thái quá trước những tác động mà dịch cúm Corona mang lại cho nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp niêm yết? Ngược lại, nhịp phục hồi 50% tuần qua chỉ là diễn biến đầu cơ ngắn hạn, hay thật sự là thị trường đang cố gắng cân bằng giữa rủi ro và cơ hội? Nói cách khác, mức phục hồi này là phản ứng mang tính cơ bản – tin tưởng vào khả năng nền kinh tế không bị ảnh hưởng nhiều – hay chỉ là do dòng tiền đầu cơ mua bán chớp nhoáng mà giá tăng?
Chính vì vậy sau những phản ứng mang tính cảm tính rất lớn kể từ sau Tết đến nay, những tuần tới sẽ là thời gian thị trường đối diện với thực tế và với những câu hỏi mang tính định lượng hơn: Liệu nền kinh tế sẽ chịu tác động đến đâu, doanh nghiệp sẽ bị tác động thế nào đến lợi nhuận quý 1/2020?
Lấy ví dụ về cổ phiếu hàng không là VJC, giảm từ 148.200 đồng xuống thấp nhất 121.100 đồng, tương đương giảm hơn 18,3%, sau đó phục hồi lên 131.200 đồng, tương đương tăng 8,3%. Không thể biết được liệu biến động giá như vậy là phù hợp hay không từ góc độ cơ bản. Chưa hề có đánh giá định lượng nào về việc hoãn, hủy chuyến sẽ khiến lợi nhuận giảm như thế nào.
Ngay báo cáo đánh giá tác động về ngành hàng không của chứng khoán SSI cũng chỉ nói chung chung rằng ngành này sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn, do nhu cầu đi du lịch giảm, nhất là các hoạt động du lịch liên quan đến Trung Quốc.
Hay như với cổ phiếu dược, y tế, từ khi có dịch corona đã thấy nhu cầu mua bán các sản phẩm như khẩu trang, dung dịch rửa tay... tăng vọt. Thế nhưng cũng không thể định lượng được liệu các biến động chớp nhoáng này sẽ đem lại lời lãi bao nhiêu cho kết quả kinh doanh quý 1/2020. Thậm chí phân tích của SSI cũng khẳng định tâm lý ngắn hạn có thể giúp giá cổ phiếu tích cực, nhưng không thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào về mặt cơ bản.
Trong khi đó, các phân tích cơ bản đều xác nhận những ảnh hưởng của dịch cúm corona tới nền kinh tế nói chung là không nhỏ. Theo báo cáo của Chứng khoán Bảo Việt, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực nhất trong quý 1/2020 do khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng tới 41,6% trong cơ cấu GDP 2019.
Tổng các nhóm dịch vụ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình suy giảm do dịch bệnh như bán buôn và bán lẻ; vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; nghệ thuật, vui chơi và giải trí hiện chiếm khoảng 17,3% trong GDP 2019. Đó là chưa kể tới các tác động từ xuất nhập khẩu với Trung Quốc ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất trong nước. Chứng khoán Bảo Việt dự báo GDP quý 1/2020 chỉ tăng quanh mức 6,5%.
Trong khi đó báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn bi quan hơn. Trong kịch bản dịch corona được khống chế trong quý 1/2020, kim ngạch xuất khẩu quý này có thể giảm 21% so với cùng kỳ, xuất khẩu nông lâm sản giảm 29%, xuất khẩu thủy sản giảm 38%, dệt may giảm 22%, thiệt hại từ du khách quốc tế khoảng 2,3 tỷ USD. GDP quý 1 có thể chỉ tăng 3,8%.
Diễn biến bán tháo và phục hồi của VN-Index. |
Do các phản ứng trên thị trường chứng khoán thường mang tính kỳ vọng nhiều hơn là dựa vào các con số định lượng, nên ngay cả khi thị trường tăng trưởng tốt cũng không có nghĩa là dịch bệnh ít tác động tới nền kinh tế. Cả thế giới đều lo ngại dịch bệnh sẽ kéo tụt tăng trưởng của Trung Quốc tác động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mà phản ứng của giá dầu là bằng chứng rõ nhất.
Giá dầu WTI từ giữa tháng 1/2020 tới nay đã giảm từ 59 USD/thùng xuống 50,44 USD thùng, mất gần 14,5%, dầu Brent giảm từ 66 USD/thùng xuống 54,47 USD/thùng, mất 17,5%. Hàng loạt công ty trên thế giới phát đi các dự báo đáng lo ngại về giảm sản xuất, thương mại khi phải đóng băng các cơ sở tại Trung Quốc.
Sau một chu kỳ bán tháo và bắt đáy phục hồi, thị trường sẽ bước vào giai đoạn giằng co để ước đoán các rủi ro một cách thực tế hơn. VN-Index phục hồi gần 49 điểm trong 5 phiên gần nhất thì tới trên 36 điểm là phục hồi ngay trong ngày chạm đáy 3/2. Cả 4 phiên sau đó thị trường phục hồi có 13 điểm mà thôi. Điều này thể hiện rõ nhất về phản ứng cảm tính của hoạt động bắt đáy: Giá giảm càng sốc thì đảo chiều càng mạnh, nhưng tốc độ tăng sau đó lại rất chậm.
Các thông tin hỗ trợ thị trường hiện tại không có, nhưng với tính chất của khủng hoảng bất ngờ thì việc bớt xấu sẽ được coi là yếu tố tích cực. Đó có thể là việc cô lập và khống chế được dịch bệnh, không có thêm trường hợp tử vong hay giảm nhiễm mới; tìm được thuốc đặc trị; dỡ bỏ các hạn chế về đi lại; hoạt động sinh sống, làm việc từng bước trở lại bình thường... Cho đến khi có những chuyển biến rõ ràng, thị trường rất khó duy trì được phản ứng tăng bồng bột như những ngày qua./.
Trọng Nghĩa
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/261c299124.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。