【kết quả bóng đá phap】Singapore Airshow 2024 thu hút lượng khách thương mại kỷ lục
Mô hình máy bay C919 của Trung Quốc tại Triển lãm hàng không Singapore ngày 20/2/2024. Ảnh: Reuters/Tuoitre |
Trong một tuyên bố đánh dấu kết thúc của giai đoạn dành cho khách thương mại kéo dài 4 ngày đầu tiên của Triển lãm (từ 20 - 23/2), Giám đốc điều hành Leck Chet Lam khẳng định điều này rõ ràng “báo hiệu một sự lạc quan mới và động lực thúc đẩy lĩnh vực này phát triển”.
Là triển lãm quốc phòng - hàng không vũ trụ 2 năm/lần, Singapore Airshow năm nay diễn ra từ ngày 20/2, sáu năm kể từ lần cuối cùng triển lãm được tổ chức với quy mô đầy đủ. Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn chương trình năm 2020 và 2022.
Trung Quốc ra mắt máy bay nội địa
Tại Singapore Airshow 2024, Trung Quốc đã chính thức ra mắt chiếc máy bay nội địa chở khách thân hẹp Comac C919. Comac cũng khởi động với đơn đặt hàng 50 máy bay từ hãng hàng không Tây Tạng.
Trong khi đó, Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ - hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới cũng công bố những đơn đặt hàng nhận được. Tổng cộng, các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Thai Airways, VietJet Air và Starlux đã đặt mua 77 máy bay từ hai hãng này.
Khoảng 40 công ty hàng không Trung Quốc đã tham gia triển lãm năm nay, trong đó 31 công ty đã lần đầu tiên chung tay thành lập gian hàng quốc gia. Tiến sĩ Yao Junchen - Tổng thư ký Hiệp hội Hàng không và Du hành vũ trụ Trung Quốc nói rằng triển lãm hàng không này mang lại cho Trung Quốc một nền tảng để kết nối với phần còn lại của châu Á-Thái Bình Dương và cả ngoài khu vực.
Tính bền vững là trọng tâm
Một ngày trước triển lãm, Singapore công bố kế hoạch yêu cầu tất cả các chuyến bay khởi hành từ nước này phải sử dụng nguyên liệu hàng không bền vững (SAF) từ năm 2026, nhằm đẩy mạnh việc giảm thiểu khí thải carbon từ ngành hàng không. Điều đó sẽ làm cho việc đi lại bằng đường hàng không trở nên đắt đỏ hơn.
Một số thông báo về tính bền vững cũng được đưa ra tại triển lãm, bao gồm cả thỏa thuận mà Airbus đã ký với Ban Phát triển Kinh tế (EDB) để mở đường cho một trung tâm hàng không bền vững bắt nguồn từ Công viên Hàng không Vũ trụ Seletar.
Với việc triển lãm tập trung vào chủ đề sống xanh, bà Karina Cady, đồng sáng lập công ty Nandina REM của Singapore, chuyên tái chế vật liệu từ những chiếc máy bay ngừng hoạt động, cho biết nhiều người đã đến gặp bà để chủ động tìm kiếm các giải pháp bền vững.
Song song đó, một số thỏa thuận nhằm thúc đẩy việc áp dụng công nghệ trong khu vực cũng đã được ký kết.
Công ty eVTOL Lilium của Đức đã được một thỏa thuận với PhilJets, trong đó hãng hàng không tư nhân đến từ Philippines này sẽ mua 10 chiếc Lilium Jets chạy bằng động cơ điện. Công ty con của Embraer là Eve Air Mobility cũng đã ký một thỏa thuận nghiên cứu tiềm năng của các phương tiện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (ví dụ như taxi bay) vận hành bằng điện (eVTOL) ở Đông Nam Á.
Ông Tay Yun Yuan, người đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty vận tải Skyports, cho biết các hoạt động taxi bay quốc tế có thể bắt đầu vào cuối thập kỷ này.
Theo nhà tổ chức Experia, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một trong những trọng tâm của Triển lãm hàng không năm 2026.
相关推荐
- Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- Nga phản đối sự 'hiện diện trái phép' của lực lượng Mỹ tại Syria
- Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Colombia
- Yemen: Hơn 150 người thiệt mạng trong vụ bạo lực tại Hodeida
- Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- 70.000 người biểu tình phản đối dự án đường sắt cao tốc Pháp
- Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn bênh vực Thái tử Saudi Arabia
- Quân đội Syria tiêu diệt thủ lĩnh nhóm phiến quân khét tiếng HTS