【tigers fc vs】Bài 4: “Dám làm, dám chịu trách nhiệm” mới đẩy nhanh giải ngân đầu tư công
Loạt bài: Giải ngân vốn đầu tư công: Thấy gì từ những “top” đầu cả nước?àiDámlàmdámchịutráchnhiệmmớiđẩynhanhgiảingânđầutưcôtigers fc vs |
Bài 2: Cách làm hay từ những điển hình khối bộ, ngành |
Bài 3: “Điểm sáng” trong giải ngân vốn đầu tư công tại địa phương |
Bài 4: “Dám làm, dám chịu trách nhiệm” mới đẩy nhanh giải ngân đầu tư công |
PV: Tháng đầu tiên của quý IV đã gần kết thúc, tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân của cả nước vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Ông có nhận định gì về vấn đề này?
GS.TS Hoàng Văn Cường:Việc giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2024 được kỳ vọng sẽ thuận lợi hơn khi quy mô vốn năm nay ít hơn và đặc biệt chúng ta đã có những kinh nghiệm và giải pháp quý báu của các năm trước.
Năm 2024 cũng là năm thứ 4 của kế hoạch ĐTC, do đó các bộ, ngành, địa phương đều có thời gian chuẩn bị kỹ các dự án sẵn sàng cho việc phê duyệt đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế chính sách đã được tháo gỡ thông qua việc giải quyết các vướng mắc của luật pháp… Với những yêu tố đó, ngay từ đầu năm các bộ, ngành, địa phương đều kỳ vọng sẽ làm tốt công tác giải ngân, phấn đấu đạt từ 95% - 100% kế hoạch vốn giao.
Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10 tỷ lệ giải ngân của cả nước vẫn đạt thấp, thậm chí còn thấp hơn cùng kỳ năm trước.
PV:Các vướng mắc khiến cho việc giải ngân chậm đã tồn tại từ lâu và đã được“điểm mặt, chỉ tên”, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết triệt để là vì sao, thưa ông?
GS.TS Hoàng Văn Cường:Nguyên nhân khiến cho việc giải ngân chậm vẫn là những nguyên nhân “truyền thống” đã được nêu tại các báo cáo về giải ngân vốn ĐTC hàng tháng, hàng quý của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Còn vì sao cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa giải quyết được triệt để, theo tôi là do trong ĐTC không có dự án nào giống dự án nào, hoàn cảnh thực hiện dự án cũng không giống nhau. Chẳng hạn chúng ta nói những vướng mắc do quy định của pháp luật còn chồng chéo, nhưng có một thực tế là dự án này vướng theo kiểu này, dự án kia lại vướng theo kiểu khác; ở địa phương này dự án gặp khó khăn, vướng mắc là như thế, nhưng ở địa phương kia khó khăn vướng mắc lại khác. Do đó, không thể áp dụng cách giải quyết vướng mắc của dự án này sang vướng mắc của dự án kia.
PV:Mặc dù tỷ lệ giải ngân của cả nước còn thấp, nhưng lại có nhiều bộ, ngành, địa phương nổi lên với tỷ lệ giải ngân rất cao. Vấn đề đặt ra là tại sao cùng một cơ chế, chính sách, cùng chịu các khó khăn, vướng mắc mà có nơi làm rất tốt, có nơi chưa tốt. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
GS.TS Hoàng Văn Cường:Về vấn đề này tôi cho rằng nó phụ thuộc vào tính chất của dự án. Có địa phương chỉ có vài dự án đơn giản nên giải ngân nhanh, nhưng có địa phương lại thực hiện nhiều dự án trọng điểm quốc gia, nhiều dự án liên vùng, thậm chí nhiều dự án còn bị chia nhỏ thành nhiều tiểu dự án nên tính chất phức tạp hơn, việc giải ngân cũng vất vả hơn. Đặc biệt, các dự án thực hiện ở các khu đô thị, thành phố sẽ càng phức tạp hơn vì vướng vào công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB)…. do đó dẫn tới tiến độ giải ngân của từng địa phương khác nhau.
Năm 2024 này còn có một nguyên nhân khách quan đặc biệt nữa, đó là Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8 với nhiều quy định mới giúp cho việc GPMB được thuận lợi hơn (cơ chế về xác định giá bồi thường được xác định theo giá thị trường, không bị lệ thuộc vào khung bảng giá đất…). Do đó, khi áp dụng chính sách mới, các địa phương phải điều chỉnh lại bảng giá đất, hệ số tính giá đất và điều chỉnh lại phương án bồi thường, vì thế, việc GPMB bị chậm đi, và việc giải ngân cũng chậm theo.
Ngoài ra, trong năm 2024 đã có sự điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch của các tỉnh, thành phố. Theo đó, địa phương nào làm nhanh, triển khai nhanh thì những vướng mắc trong quy hoạch được tháo gỡ ngay và dự án được triển khai ngay. Nhưng địa phương nào chậm triển khai, phương án quy hoạch chưa được phê duyệt thì các dự án phải dừng để chờ quy hoạch. Đây cũng là lý do dẫn đến việc giải ngân đạt cao, thấp tại từng địa phương.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất theo tôi đó là việc dám quyết định, dám chịu trách nhiệm của mỗi một cơ quan, địa phương còn chưa cao. Khi triển khai 1 dự án ĐTC sẽ liên quan đến nhiều quy định về pháp luật, các thủ tục hành chính… Nhiều địa phương đã thấy được các vướng mắc không làm thiệt hại đến lợi ích công, không gây ra tổn hại cho xã hội và không có tính chất vụ lợi, nhưng lại đáp ứng được yêu cầu thực tế nên đã dám quyết định và chịu trách nhiệm về việc đó, nên tỷ lệ giải ngân đạt cao. Song vẫn có địa phương mặc dù đã nhìn thấy vướng mắc rồi nhưng lại sợ trách nhiệm, không dám đưa ra quyết định nên việc giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp.
PV: Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, trong khi số vốn cần giải ngân còn rất lớn. Theo ông, chúng ta cần phải có giải pháp gì để hấp thụ hết được số vốn này?
GS.TS Hoàng Văn Cường: Để giải ngân hết số vốn với khoảng thời gian còn rất ngắn, theo tôi rất cần có sự chỉ đạo quyết liệt và trao trách nhiệm cho mỗi cấp, mỗi bộ, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ về giải ngân. Đây phải được coi là chỉ tiêu đánh giá việc hoàn thành công việc của giai đoạn 5 năm.
Bên cạnh đó, cũng cần phải có thái độ nghiêm khắc để tăng tính trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương lên. Đây cũng chính là sức ép buộc cán bộ thực thi công vụ phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Về lâu dài, tôi cho rằng cần phải có quy định pháp lý cho phép các cơ quan, cá nhân thực thi công vụ được quyền vận dụng những quy định có thể không có trong luật pháp nhưng lại phù hợp với thực tế và giải quyết được vướng mắc địa phương đang gặp phải. Nhưng đi đôi với quyền đó, các cơ quan, cá nhân phải có trách nhiệm giải trình vì sao lại chọn cách đó và cách đó phải không vụ lợi cho bất kỳ một cá nhân, hội, nhóm nào.
Nếu chúng ta có được những quy định cụ thể như thế thì cán bộ, đặc biệt là những người trực tiếp thực thi công vụ sẽ dám vận dụng, sáng tạo, dám năng động, dám tìm ra cách đi mới. Đồng thời cơ quan thanh tra, kiểm tra phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra xem có đúng họ làm như đã báo cáo và giải trình không.
PV:Ông có nhắc nhiều đến việc dám làm, dám chịu của cán bộ thực thi công vụ. Vậy ông có bình luận gì về việc 1 giám đốc ban quản lý dự án vừa bị tạm đình chỉ chức vụ do để chậm giải ngân vốn ĐTC?
GS.TS Hoàng Văn Cường:Người được giao chức trách, nhiệm vụ để thực hiện những kế hoạch của địa phương đặc biệt liên quan đến việc giải ngân vốn ĐTC, khi nhận vị trí ấy là đã được giao quyền hạn rồi. Vì thế, người đó phải có trách nhiệm và phải có đủ năng lực, phải có đủ khả năng để thực hiện các nhiệm vụ này.
Đối với trường hợp giám đốc ban quản lý dự án bị thôi giữ chức đã cho thấy năng lực yếu kém hoặc đã được giao quyền rồi nhưng lại không dám thực thi quyền lực, không dám chịu trách nhiệm.
Tôi cho rằng việc cắt chức này là chuyện bình thường và việc này cũng minh chứng cho những quy định đã thành hiện thực, không như trước đây cứ nói người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm nhưng rồi cũng chưa có ai bị xử phạt. Trường hợp này theo tôi rất đáng nhân rộng, đáng được đưa ra để các địa phương, đơn vị học hỏi.
PV: Xin cảm ơn ông!
Năm 2024 phải hoàn thành sứ mệnh giải ngân vốn đầu tư công Năm 2025 sẽ là năm vô cùng “bận rộn” khi thực hiện Đại hội Đảng các cấp và tập trung và giải quyết tất cả những vấn đề còn lại của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025 để chuẩn bị cho giai đoạn đầu tư công trung hạn tiếp theo. Do đó, năm 2025 sẽ không thể gánh vác nhiệm vụ của năm 2024 này và như thế, năm 2024 phải giải quyết xong sứ mệnh của mình là giải ngân hết kế hoạch vốn của năm. |
-
Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'Quân khu 9 kiểm tra công tác tuyển quân năm 2025 tại Hậu GiangThủ tướng yêu cầu mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, thu hồi tài sản bị chiếm đoạtBầu bổ sung 3 Ủy viên UBND tỉnh Nghệ AnChủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit testViệt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm trong ASEANTPHCM xây dựng phương án cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đến trường vào đầu tháng 12Hà Nội có 5 tân Phó Chủ tịch UBND TPBắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh PhúcRa mắt Cup Bóng đá 7 người quốc gia
下一篇:Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Địa phương, doanh nghiệp kỳ vọng sự đột phá phát triển liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng
- ·Thủ tướng chứng kiến Hưng Yên trao quyết định cho các dự án trị giá 6 tỷ USD
- ·5 phút sáng nay 4
- ·ASEAN lo ngại hoạt động quân sự hóa, đơn phương đòi chủ quyền Biển Đông
- ·“Nóng” từ… trước vạch xuất phát
- ·Thủ tướng: Không thử thách nào dân tộc ta không thể vượt qua
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn nhân sự 5 tỉnh
- ·Vượt rào đón mùa bình thường
- ·Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm trong ASEAN
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Bộ Xây dựng yêu cầu địa phương công khai đồ án quy hoạch
- ·Nên cách chức lãnh đạo địa phương để xảy ra tình trạng "trên bảo dưới không nghe”
- ·Đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi về quy định đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·TP. Hồ Chí Minh khởi động hàng loạt công trình giao thông trọng điểm trong năm 2022
- ·Nhiều vụ tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng trước đây là vùng cấm được xử lý
- ·Đại biểu Quốc hội: Ngành Hải quan và Thuế luôn sát cánh với doanh nghiệp
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Đại biểu Quốc hội đề nghị thiết kế chính sách thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng giao thông
- ·Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Vé xem trận Việt Nam
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa Kỳ
- ·270 phút giữ sạch lưới của Trần Trung Kiên
- ·256 cơ thủ hàng đầu thế giới và trong nước dự Giải vô địch pool 9 bóng Hà Nội mở rộng
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Kỳ họp bất thường của Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 11/1/2022
- ·Trung ương cho ý kiến Quy chế bầu cử, thông qua dự thảo văn kiện Đại hội XIII
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, chúc Tết tại Bắc Ninh
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Hành khách đi máy bay chỉ cần khai báo y tế điện tử