发布时间:2025-01-11 08:03:00 来源:Empire777 作者:Thể thao
Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Bác Tôn,ươngKhulưuniệmChủtịchTnĐứcThắmonza vs bologna chúng tôi có dịp về thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Từ lâu nơi đây trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước đối với bao thế hệ người Việt Nam.
Ấn tượng khu di tích quốc gia đặc biệt
Khu lưu niệm rộng hơn 6ha, với nhiều hạng mục tập trung ở 3 khu chính, gồm: Đền tưởng niệm, Nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn. Ngoài ra, khu lưu niệm còn trưng bày chiếc máy bay Yakolev-40 chở Bác Tôn vào Sài Gòn dự lễ mít tinh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; phục chế mô hình nhà lán của Bác Tôn ở ATK (Thái Nguyên) và cầu treo dài 80m đón khách tham quan… Tất cả được thiết kế lồng ghép với công viên, cây xanh, sông nước, non bộ, ao cá cùng những con đường nội bộ thoáng đẹp, tạo nên hệ thống cảnh quan xanh mát. Khu lưu niệm được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10-5-2012.
Đền tưởng niệm Bác Tôn được xây dựng theo kiến trúc đền cổ Việt Nam mang màu sắc đặc thù của Nam Bộ. Chính điện có diện tích 110m2, được đặt tượng bán thân Chủ tịch Tôn Đức Thắng bằng đồng nặng 310kg, phía sau là bức tranh sơn mài có đắp nổi trống đồng Ngọc Lũ.
|
Du khách tham quan khu vực nhà trưng bày hiện vật trong khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. |
Nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng là công trình được xây mới với nóc cổ lầu, mái lợp ngói đại ống màu đỏ. Phía trước nhà có hai phù điêu hình con hổ ở hai bên, tượng trưng cho Cù lao Ông Hổ. Trong nhà trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn.
Theo lời chị Trương Thị Thùy Tuyết, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, điểm nhấn của nhà trưng bày chính là hai câu đối được treo trang trọng ở giữa với nội dung: “Tựa lưng Bảy Núi, uống nước Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng ngời danh xứ sở/ Khơi lửa Ba Son, kéo cờ Hắc Hải, Tôn Đức Thắng rạng tiếng non sông”. Đây chính là tấm lòng của người dân An Giang kính tặng nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Bác Tôn.
Ấn tượng nhất là Nhà lưu niệm thời niên thiếu Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đây là ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ thao lao do ông Tôn Văn Đề - thân sinh Bác Tôn dựng năm 1887. Nơi đây đã chứng kiến niềm vui mừng của Bác Tôn và gia đình sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Bác Tôn về thăm quê. Tấm lòng của người con xa quê đã làm xao động cả xóm làng cù lao Ông Hổ.
Sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời (30-3-1980), ngày 20-8-1988, tỉnh An Giang đã quyết định ấn định ngày 20-8 làm Ngày tưởng niệm Bác Tôn với nhiều hoạt động giàu ý nghĩa giáo dục.
Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng trở thành điểm du lịch và là địa chỉ đỏ cho các hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương. Đặc biệt vào dịp tháng Tám hằng năm, địa điểm này thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Đến thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng dịp này, anh Nguyễn Hoàng Khánh Hưng, du khách đến từ TP Đà Nẵng, chia sẻ: "Khu di tích được xây dựng khang trang, bề thế, nhưng vẫn giữ được sự gần gũi, dung dị giống như tinh thần của Bác Tôn. Là một người trẻ tuổi, khi đến thăm khu lưu niệm, tôi được hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, cũng như những đóng góp to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta".
Là người làm việc tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, ông Tôn Thành Thái, cháu đời thứ ba của Bác Tôn, bày tỏ: "Với tôi, công việc giới thiệu đến mọi người về mảnh đất quê hương và Chủ tịch Tôn Đức Thắng chính là điều hạnh phúc và tự hào nhất".
Không chỉ hấp dẫn đối với du khách, khu lưu niệm chính là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, nêu cao ý thức tự hào về quê hương của nhân dân và chính quyền địa phương. Theo bà Huỳnh Lê Thùy Dương, Phó chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa Hưng: Địa phương luôn gắn hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong nhiều năm qua. Địa phương cũng thường xuyên kết hợp với các đơn vị tổ chức tham quan khu lưu niệm để giáo dục về truyền thống cho các tầng lớn nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Đây là những việc làm thiết thực để khơi dậy niềm tự hào trong các tầng lớp nhân dân địa phương, góp phần xây dựng xã Mỹ Hòa Hưng ngày càng phát triển, giàu mạnh.
Theo TUẤN SƠN/qdnd.vn
相关文章
随便看看