【trận đấu wrexham】Chỉ vay khi nhìn thấy khả năng trả nợ
Từ đó,ỉvaykhinhìnthấykhảnăngtrảnợtrận đấu wrexham bắt buộc chúng ta phải quay về đúng quỹ đạo của nó là vay khi và chỉ khi thật cần, đồng thời nhìn thấy khả năng sinh lời, khả năng trả nợ - đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) đã trao đổi với phóng viên TBTCVN bên hành lang Quốc hội.
* PV: Gần đây, Chính phủ đang có chủ trương ngày càng minh bạch hóa tình hình vay và sử dụng nợ công. Đại biểu đánh giá thế nào về điều này?
- ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm:Đây là chủ trương tốt, vừa tăng tính minh bạch trong điều hành quản lý của Nhà nước, vừa tăng cường sự giám sát đối với tình hình vay và sử dụng nợ công của các tầng lớp nhân dân.
* PV: Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng chất lượng sử dụng vốn vay, giảm áp lực nợ công cần tăng trách nhiệm và cho địa phương vay lại, hạn chế cấp phát các nguồn vốn mà Chính phủ đã huy động được. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào?
- ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm:Tôi cho rằng, nếu chúng ta thực hiện tốt được điều này chắc chắn chất lượng sử dụng vốn vay sẽ tốt hơn và từ đó nợ công cũng ngày càng an toàn. Chúng ta nên tăng cường trách nhiệm và cho địa phương vay lại, mà đáng lẽ phải nên như vậy từ lâu rồi.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên đánh giá lại thực tế, thời gian qua không phải tự nhiên địa phương có được dự án, mà rõ ràng là có một “cơ chế mềm” đã tồn tại khá lâu. Đó chính là cơ chế xin - cho, chạy dự án, chạy vốn ODA,... đã làm cho công tác điều hành của Nhà nước thiếu sự minh bạch.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm |
Do vậy, tăng cường cho địa phương vay lại là một hướng tốt, đồng thời cũng là đòi hỏi thực tế của xã hội. Điều này vừa tăng tính minh bạch trong điều hành, vừa tăng trách nhiệm cho địa phương. Một cách công bằng mà nói, các địa phương có dự án hoặc được vay đầu tư phát triển xã hội, đem lại lợi ích cho người dân, điều đó là quá tốt; nhưng rõ ràng chúng ta thấy một mặt trái của vấn đề này đó chính là lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ. Hay nói cách khác là việc có hay không lợi ích của những người chạy dự án đó. Điều này chưa được làm sáng tỏ, do vậy, tôi nghĩ, khi chúng ta minh bạch, thì dù chưa thể triệt để nhưng một phần vấn đề sẽ được giải quyết. Và cũng từ đó, dư luận xã hội sẽ bớt bức xúc hơn về các vấn đề liên quan tới chạy dự án, xin - cho, thiếu trách nhiệm của người đứng đầu... như trong thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng tự chủ, trách nhiệm cho địa phương thì cũng cần đặt trong sự điều hành chung của Chính phủ, nhằm tạo sự thống nhất trong quản lý nợ công. Hay nói một cách khác, nó còn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, khả năng tự cân đối, trả nợ của địa phương đi vay; tránh tình trạng vay rồi, làm rồi nhưng không đủ khả năng trả nợ, ảnh hưởng tới chất lượng nợ công như nợ đầu tư xây dựng cơ bản chẳng hạn.
Tôi nghĩ rằng, đó là một loạt các vấn đề đặt ra mà càng minh bạch thì càng tốt; càng giao trách nhiệm cho người đứng đầu, phân cấp rõ ràng, mạnh mẽ, thì việc vay và sử dụng vốn vay sẽ lành mạnh hơn.
* PV: Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn tỏ ra lo lắng, địa phương được chủ động hơn, trong khi “tư duy nhiệm kỳ” vẫn khá nặng nề, thì rất có thể việc tăng quyền lại cho hiệu quả “ngược”?
- ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm:Mọi chủ trương, chính sách đều có mặt tích cực và tiêu cực. Vấn đề là chúng ta cần phân tích để thấy được mặt tích cực là lớn hơn và khi đó cần có biện pháp để hạn chế mặt tiêu cực.
“Tư duy nhiệm kỳ” là có tồn tại trong thực tế, nhưng không phải ở đâu, cấp ủy hay người lãnh đạo nào cũng như thế. Ở mỗi địa phương còn có cả một hệ thống chính trị (Đảng lãnh đạo, cơ quan quản lý nhà nước, hội đồng nhân dân, mặt trận, đoàn thể và tất cả các tầng lớp nhân dân) giám sát, vì vậy, cần phát huy các mặt tích cực, hạn chế tiêu cực. Do vậy, theo tôi, chúng ta không thể vì sợ nảy sinh tiêu cực mà không dám làm gì cả.
* PV: Nói là phổ biến thì hơi quá, nhưng không khó để chỉ ra các dự án đầu tư công kém hiệu quả, thậm chí “xây xong đắp chiếu” và đây cũng là nguyên nhân chính ảnh hướng tới nợ công. Phải chăng ở một số khâu nào đó chúng ta làm chưa tốt, thưa đại biểu?
- ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Luật Đầu tư công ra đời là nhằm mục đích giải quyết bất cập đó trên thực tiễn. Do vậy, nếu chúng ta triển khai tốt Luật Đầu tư công thì sẽ giải quyết được một phần rất cơ bản điều đó. Đầu tư công trung hạn hay dài hạn là chúng ta tính cho cả một giai đoạn và phải dựa vào điều kiện, nguồn lực mà mình có. Do đó, ở mỗi địa phương cần phải sắp xếp rõ ràng thứ tự các dự án ưu tiên, khi có nguồn lực sẽ giải quyết theo thứ tự ưu tiên đó. Điều này sẽ hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải như trước đây.
* PV: Thực tế chỉ ra rằng, nguồn vốn từ ODA sẽ ngày càng bị hạn chế về nhiều mặt từ giá trị, thời gian và lãi suất ưu đãi và điều này là áp lực lớn cho công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển trong thời gian tới. Vậy theo đại biểu, liệu đã đến lúc chúng ta cần thay đổi tư duy?
- ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm:Đây là rõ ràng là khó khăn, nhưng tất yếu phải đến. Nếu chúng ta vay quá dễ thì sẽ tạo tâm lý ỷ lại cho xã hội nói chung và nhà quản lý nói riêng, mà ngược lại không tính đến hậu quả lâu dài của nó là con cháu chúng ta phải trả nợ quá nhiều.
Hơn nữa, chúng ta nói tới yếu tố tích cực là có nguồn vốn để đầu tư, mà chúng ta chưa nói tới yếu tố tiêu cực là sử dụng lãng phí, thất thoát nguồn vốn đó. Bởi vậy, thế hệ con cháu cũng phải “lãnh” cả những điều tiêu cực này. Do vậy, nếu quản lý tốt thì tiêu cực ít đi, nếu không tốt thì tiêu cực sẽ lớn hơn.
Tôi nghĩ rằng, khi nguồn vốn ODA bị siết lại thì sẽ thay đổi được về mặt tư duy, suy nghĩ của chúng ta lâu nay là có thể vay thoải mái. Từ đó, chúng ta bắt buộc phải quay về đúng quỹ đạo của nó là vay khi và chỉ khi thật cần, đồng thời nhìn thấy khả năng sinh lời, khả năng trả nợ. Có làm tốt điều này mới đảm bảo được khả năng phát triển bền vững của đất nước, tránh việc làm không đủ trả nợ, rồi sau đó phải đi vay để trả.
* PV: Xin cảm ơn đại biểu!
Duy Thái
相关推荐
-
Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
-
Sáng tạo thực hiện các mục tiêu kinh doanh
-
Grab “bắt tay” ZaloPay cho người dùng thanh toán không dùng tiền mặt
-
‘Săn’ Jackpot hơn 85 tỷ đồng bằng ngày sinh, con giáp
-
Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
-
Thủ tướng: Chính phủ thấu hiểu và sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nhân vượt qua khó khăn
- 最近发表
-
- Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- Gia hạn chế độ doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty Vĩnh Hoàn
- Cách bảo vệ tài khoản Facebook doanh nghiệp khỏi tấn công mạng
- Giảm áp lực ngành y
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- Doanh nghiệp Việt Nam kì vọng hợp tác thành công với các nhà cung cấp tỉnh Jeollanam
- Thế giới ghi nhận Việt Nam có bước tiến lớn về trí tuệ nhân tạo
- Phần Lan dạy chống tin giả từ mẫu giáo
- 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- Apple tăng giá thay pin iPhone chính hãng thêm 470.000 VNĐ
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- Nền tảng IoT cho nông nghiệp cảnh báo khi có thay đổi trong canh tác
- Doanh nghiệp vận tải biển đầu tư mở rộng đội tàu
- Bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho chiếc iPhone Ultra siêu cao cấp?
- Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- Hàn Quốc phạt Tesla 2,8 tỷ Won do quảng cáo sai sự thật
- Sôi động những hợp tác tỷ đô
- AWS ‘trình làng’ dịch vụ hồ dữ liệu bảo mật
- Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- 3 phút phim khiến ngành hoạt hình Nhật Bản lo sợ
- TP.HCM có giá đất cạnh tranh để xây dựng trung tâm dữ liệu
- Xu hướng mua trước trả sau trên các sàn TMĐT
- Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- Galaxy S23, phép thử sức mạnh Samsung trong một thị trường suy yếu
- VinaPhone ưu đãi gói cước ‘vô cực’ đúng dịp Tết Quý Mão
- 5 nguyên tắc quản lý thực thi chiến lược phát triển các lĩnh vực TT&TT
- Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- Doanh nghiệp bất động sản phát hành 52.287 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trong quý 3
- Viettel Post sẵn sàng hồi phục sau bước đi lùi về lợi nhuận trong quý 3/2021
- Triển vọng nào cho các ngân hàng trong cuối năm nay?
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Chuyên gia nêu thách thức của Việt Nam khi bước vào nền kinh tế tuần hoàn
- BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh
- Xe Nhật 'khuynh đảo' phân khúc ô tô hybrid dưới 1 tỷ đồng ở Việt Nam
- Pin năng lượng mặt trời có thể thu nước trong khí quyển để tự làm mát
- Xe điện mini Trung Quốc giảm giá kịch khung vẫn chào thua VinFast VF3
- Vinamilk thực hiện dự án Cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính
- Công ty Trung Quốc sắp ra mắt công nghệ sạc đầy pin xe điện dưới 10 phút
- Tín dụng xanh: Giải pháp tài chính hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính
- BIDV triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong tài trợ thương mại
- Học sinh thích thú khám phá nhà máy 'xanh' sản xuất ra hộp sữa Vinamilk