游客发表
发帖时间:2025-01-26 07:21:40
Tập đoàn Alibaba đặt mục tiêu tái định nghĩa tư duy “Kinh doanh xuyên biên giới” | |
Đẩy nhanh xây dựng,ángtạothựchiệncácmụctiêkqbd gh hom nay thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp | |
Tin tưởng “mục tiêu kép” |
Doanh nghiệp "khỏe" sẽ góp phần hoàn thành "mục tiêu kép" của nền kinh tế. Ảnh: H.Dịu |
Sáng tạo đẩy mạnh xuất khẩu
Dịch Covid-19 khiến nhiều hoạt động giao thương bị đình trệ. Theo các chuyên gia, trong đợt dịch lần thứ 4 này, các ngành kinh tế đang hoạt động dưới 50% công suất do những biện pháp kiểm soát dịch. Song khó khăn này không làm các doanh nghiệp Việt Nam nản lòng với mục tiêu mở rộng thị trường, tăng năng lực xuất khẩu. Mới đây, để tăng quảng bá sản phẩm gạo đến thị trường Australia, nhiều doanh nghiệp đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Australia thông qua nhà phân phối M-Import và hệ thống siêu thị MCQ tặng 10.000 khách hàng, mỗi khách hàng 1kg dùng thử.
Theo Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), 6 tháng năm 2021, Australia đã giảm nhập khẩu gạo từ thế giới tới 32% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, 7 tháng năm 2021, kim ngạch gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này lại tăng trưởng ấn tượng lên đến 37,03% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân do gạo Việt Nam có chất lượng ngày càng cao cũng như nỗ lực xây dựng thương hiệu đến người tiêu dùng. Vì thế, sự kiện nêu trên tại Australia được kỳ vọng sẽ càng giúp mặt hàng gạo của các doanh nghiệp Việt Nam tăng sản lượng xuất khẩu.
Cũng trong lĩnh vực nông nghiệp, giá hạt tiêu tăng mạnh trong nhiều tháng qua đã giúp người dân và doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, giá cước phí tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến một lượng hạt tiêu xuất khẩu vẫn đang ùn ứ tại các cảng phía Nam, nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hồ tiêu đang chịu áp lực cạnh tranh, gặp khó về nguồn cung và khó ký những đơn hàng dài hạn. Để giải "bài toán" này, giải pháp được Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice đưa ra là ký kết những hợp đồng xuất khẩu ngắn hạn để ứng phó với biến động của giá, nhưng đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn để tiếp tục xuất khẩu khi thị trường liên tục điều chỉnh.
Cùng với những giải pháp của riêng mình, các doanh nghiệp còn liên kết, mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn trên thế giới để tăng cường xuất khẩu. Thực tế, câu chuyện những mặt hàng bình dân của Việt Nam như bún khô, bánh tráng, đồ thủ công mỹ nghệ… có mặt trên các sàn thương mại điện tử với giá cao gấp vài chục lần giá bán trong nước đã không còn là chuyện lạ. Nên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay, việc hợp tác, đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử là điều đương nhiên.
Nhưng đưa hàng hóa lên như thế nào, hợp tác và buôn bán ra làm sao lại luôn cần sự sáng tạo của mỗi doanh nghiệp. Đại diện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nhựa Anh Tú chia sẻ, ngoài các sàn thương mại điện tử truyền thống, doanh nghiệp còn tận dụng mạng xã hội, sử dụng các tính năng miễn phí để quảng bá sản phẩm, khẳng định thương hiệu. Hơn nữa, việc kinh doanh trực tuyến giúp doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng 24/24, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý và cũng không cần tốn kém chi phí cho những cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Thành công nhờ giải pháp số
Trong bối cảnh hiện nay, đa số doanh nghiệp đều phải hướng đến các giải pháp số, chuyển đổi số mô hình kinh doanh và hoạt động. Công ty TNHH Trung Thành cũng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu kép và khẳng định giá trị cốt lõi nhờ việc áp dụng mô hình quản trị nhân sự, ứng dụng phần mềm để hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Theo ông Phí Ngọc Chung, Tổng giám đốc Công ty Trung Thành, việc đẩy mạnh thay đổi số hóa doanh nghiệp để đảm bảo yếu tố cách ly, hạn chế tiếp xúc là việc làm cấp thiết, Trung Thành Foods quyết định đầu tư, sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp giúp tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất và xuyên suốt giữa các phòng ban, thậm chí còn giải quyết được khâu chăm sóc khách hàng, giúp quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn.
Nói thêm về vấn đề này, bà Đinh Thị Thúy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần MISA cho hay, “trong nguy có cơ”, đây là lúc các doanh nghiệp cần chậm lại để tiến hành cải tổ, cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung vào các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ người lao động. Chưa khi nào hoạt động về chuyển đổi số lại trở nên phù hợp và cấp thiết như lúc này. Đồng quan điểm, ông Lê Trí Thông, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TPHCM cho rằng, không đợi lúc dịch bệnh mà trước đó, câu chuyện chuyển đổi số là dòng chảy chủ lưu trong khi chúng ta không ai có thể đứng ngoài dòng chảy đó. Dịch Covid-19 khiến dòng chảy đó đẩy chúng ta đi nhanh hơn.
Rõ ràng, lợi ích từ sáng tạo, chuyển đổi nhanh nhạy là rất quan trọng để doanh nghiệp “vững chân” trên con đường thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp rất cần được hỗ trợ, từ nguồn lực tài chính cho đến cơ hội giao thương. Tuy nhiên, theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp cần nhất “gói hỗ trợ” về các giải pháp tháo gỡ về thể chế. Bởi để thực hiện "mục tiêu kép" thì cần “thước đo kép”, nhiều cơ quan, địa phương vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, áp dụng các chỉ thị một cách máy móc, không thống nhất, khiến nhiều doanh nghiệp tăng gánh nặng chi phí và đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng.
Do đó, sự chủ động của doanh nghiệp kết hợp với những chính sách tạo thuận lợi từ các cơ quan quản lý sẽ là “bệ đỡ” cho các doanh nghiệp “sống khỏe”. Mà doanh nghiệp “khỏe” thì nền kinh tế cũng sẽ “khỏe”, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thành công sẽ góp phần đưa “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế của nước ta thành công.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接