Tập đoàn Shell di dời trụ sở chính từ Hà Lan sang Anh
Shell công bố kế hoạch chuyển trụ sở sang Anh sau khi tập đoàn dầu khí lớn thứ hai thế giới phải hứng chịu sức ép với yêu cầu thu thuế cổ tức lên đến 15% và yêu cầu phải cắt giảm khí thải độc hại.
Tập đoàn Shelltiết lộ sẽ thực hiện các thay đổi cơ cấu về quyền sở hữu cổ phần và tình trạng thuế. Cụ thể,ậpđoànShelldidờitrụsởchínhtừHàkết quả bóng đá hạng 2 phần lan trụ sở đặt tại Hà Lan sẽ chuyển sang Anh đồng thời cụm “Royal Dutch” cũng sẽ được loại bỏ khỏi tên của tập đoàn sau 130 năm.
Các quyết định này sẽ được biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông dự kiến diễn ra vào ngày 10/12 sắp tới.
Một tháng trước, Daniel Loeb, nhà đầu tư chủ động của Shell, đề nghị thay đổi cấu trúchoạt động nhằm thúc đẩy giá cổ phiếu đang bị sụt giảm. Tập đoàn sẽ thiết lập một mã cổ phiếu duy nhất thay cho cơ cấu cổ phiếu kép ở Hà Lan và Anh như hiện tại.
Hồi tháng 5, tòa án cấp quận ở La Haye (Hà Lan), nơi Shell đang đặt trụ sở đưa ra một phán quyết yêu cầu tập đoàn này tới năm 2030 phải giảm 45% lượng khí thải carbonròng so với năm 2019. Thêm vào đó, quy định thu thuế cổ tức 15% đối với các công ty có trụ sở tại Hà Lan đã tạo ra nhiều sức ép cho tập đoàn năng lượnglớn nhất châu Âu.
Hoạt động đơn giản hóa đã được thị trường hoan nghênh. Hồi đầu tuần, cổ phiếu A niêm yết tại London tăng 2,4% trong khi cổ phiếu B tăng khoảng 2%.
Stef Blok, Bộ trưởng Kinh tế và Môi trường Hà Lan lấy làm tiếc với thông báo này sau khi Chính phủ đã trao đổi với lãnh đạo cấp cao của Shell về hậu quả vấn đề việc làm và quyết định đầu tư.
Hà Lan đang phải chịu thêm một cú giáng mạnh khi mất đi biểu tượng doanh nghiệp khổng lồ sau khi tập đoàn sản phẩm tiêu dùng Unilever chuyển đến London, từ bỏ cơ cấu kép Anh – Hà Lan vào năm ngoái.
Tuy nhiên với Vương quốc Anh, đây lại là tín hiệu đáng mừng khi Chính phủ nước này nỗ lực chứng minh rằng Brexit(việc Anh rời Liên minh châu Âu) có thể tạo ra một sự thúc đẩy kinh tế.