Bức xúc vì điện yếu
Nhân dân hai thôn Đại Điền và thôn Hữu Tài (xã Đại Đình) 100% làm nghề thuần nông và chăn nuôi gia súc,ộdânxãĐạiĐìnhTamĐảoVĩnhPhúcMuốnbàngiaolướiđiệncàngsớmcàngtốkết quả bóng đá cúp mỹ gia cầm là chính. Do vậy điện phục vụ sinh hoạt là rất cần thiết cho công việc sản xuất và chăn nuôi hàng ngày. Nhưng gần 2 năm đường dây cung cấp điện cho hai thôn quá yếu, đến nỗi tất cả thiết bị điện hầu như không hoạt động được, có những thiết bị do điện quá yếu đã gây hỏng hóc, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Chính vì thế, người dân tại đây vô cùng bức xúc và đã gửi đơn đến UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc, Báo Pháp luật và Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ điện Đại Đình (nay là Công ty dịch vụ điện Đại Đình) giải quyết sớm vấn đề điện cho người dân.
Sau khi nhận đơn đề nghị của 400 hộ dân xã Đại Đình, phóng viên Báo Công Thương cùng Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đến và làm việc với người dân và UBND xã Đại Đình.
Tiếp chúng tôi vào một ngày nắng nóng, chị Lê Thị Mai- hộ dân thôn Đại Điền chỉ vào cái quạt chạy lúc được lúc không và cho biết: “nhà tôi cả ngày chỉ sử dụng mỗi một cái quạt và có bật đèn vào buổi tối nhưng điện trong nhà thì chập chờn, dẫn đến thiết bị điện bị hỏng thường xuyên. Trong khi đó, hàng tháng tôi vẫn phải trả 400 nghìn tiền điện ”.
Ngoài ra, hàng tháng Công ty dịch vụ điện Đại Đình lại thu tiền điện hàng tháng ở một địa điểm tập trung trong thôn Trại Mới mà không xuống thôn thu cho người dân.
“Hàng tháng, chúng tôi phải vào tận nơi để nộp, có những hôm phải chờ đợi cả mấy tiếng đồng hồ mà không nộp được vì số lượng người đến nộp quá đông. Chúng tôi hàng ngày phải đi làm kiếm sống nên việc thu nộp tiền điện như vậy ảnh hưởng nhiều đến thời gian của người dân. Điện thì chập chờn, các thiết bị trong nhà hỏng, cháy 3 máy bơm, điện yếu không đủ lực để bơm nước”- Gia đình bác Sâm Bộ- hộ dân thôn Đại Điền bức xúc.
Vướng mắc chưa được giải quyết
Không chỉ ở xã Đại Đình mà hầu hết các địa phương sử dụng điện do các HTX hoặc Công ty Cổ phần điện cung cấp thì chất lượng điện không đảm bảo, thiếu an toàn và quan trọng hơn là giá điện cao ngất ngưởng. Các HTX, Công ty Cổ phần điện không có nguồn vốn để đầu tư, cải tạo mạng lưới điện hạ áp nông thôn, trong khi người dân ở các địa phương này mong muốn được sử dụng điện có chất lượng và trả tiền theo đúng giá qui định của Nhà nước.
Nguyên nhân vì sao các HTX, Công ty cổ phần dịch vụ điện không chịu bàn giao mạng lưới điện hạ áp nông thôn cho Công ty Điện lực Vĩnh Phúc? Trong khi đó, thời gian qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều văn bản chỉ đạo việc bàn giao, tiếp nhận mạng lưới điện hạ áp nông thôn nhưng vẫn không triển khai thực hiện.
Ông Hồ Văn Hải- Phó Chủ tịch UBND xã Đại Đình cho biết, quan điểm của lãnh đạo xã và người dân cũng đều mong muốn bàn giao lưới điện cho ngành điện để được sử dụng điện có chất lượng và trả tiền theo đúng giá quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, Công ty dịch vụ điện xã Đại Đình vẫn chần chừ chưa bàn giao do còn vướng mắc về vấn đề hoàn trả vốn đầu tư sau dự án.
Ông Viên Văn Ba- Giám đốc Công ty CP dịch vụ điện xã Đại Đình cho rằng, nếu điện lực Vĩnh Phúc tiếp nhận lưới điện thì phải hoàn trả vốn đầu tư ngay tại thời điểm bàn giao.
Theo Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, yêu cầu trên là trái với quy định của Nhà Nước. Việc hoàn trả tiền ngay lập tức sau khi tiếp nhận mà Công ty cổ phần dịch vụ điện yêu cầu trong khi không có hồ sơ pháp lý hoặc có nhưng không đầy đủ thì Công ty không thể làm ngay được, cần làm theo các bước để trình cấp có thẩm quyền theo quy định thì mới trả cho dân được. Tuy nhiên, theo Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, tài sản lưới điện của các địa phương (trong đó có Đại Đình) chủ yếu do dân đóng góp (mà dân đang đòi hỏi phải bàn giao cho ngành điện) và do UBND tỉnh đầu tư (theo dự án REII) vay vốn có hoàn trả, chứ không phải tài sản của cá nhân Ban quản lý HTX hoặc Công ty dịch vụ mà đòi trả ngay.
Theo quy định, đối với tài sản RE2, khi ngành điện tiếp nhận thì sẽ có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi từ thời điểm tiếp nhận. Đối với tài sản của nhân dân đóng góp ngành điện có trách nhiệm hoàn trả cho nhân dân khi đầu tư cải tạo. Đối với tài sản của Hợp tác xã đầu tư, ngành thực hiện theo đúng thông tư 32/2013/TTLT-BCT-BTC ngày 4/12/2013 của Liên Bộ Công Thương và Bộ Tài chính.
Muốn bàn giao lưới điện sớm
Trước thực trạng, đèn điện chập chờn, người dân tại hai thôn Đại Điền và Hữu Tài cũng đề nghị Công ty CP dịch vụ điện Đại Đình, UBND xã Đại Đình, UBND huyện Tam Đảo, Điện lực Tam Đảo đầu tư cho hai thôn 1 trạm biến thế đủ công suất để phục vụ đời sống và nhu cầu sản xuất người dân. Đặc biệt, 400 hộ dân xã Đại Đình mong muốn sử dụng điện trực tiếp của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc quản lý mà không thông qua Công ty CP dịch vụ điện xã Đại Đình.
Sau khi theo dõi đặc điểm hiện trạng nguồn lưới điện khu vực xã Đại Đình, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc khẳng định, hiện tại nguồn điện do Công ty Điện lực Vĩnh Phúc quản lý các trạm biến áp cấp điện cho khu vực xã Đại Đình là đủ công suất, không bị quá tải, điện áp đầu cực đảm bảo theo quy định.
“Hiện tượng điện áp thấp trên lưới hạ áp xã Đại Đình là do chất lượng lưới điện hạ áp do Công ty CP dịch vụ điện Đại Đình quản lý không đầu tư cải tạo lưới điện hạ thế khi phụ tải dùng điện tăng và công tác quản lý vận hành lưới điện hạ áp yếu kém”- Đại diện lãnh đạo Công ty Điện lực Vĩnh Phúc cho biết.
Để đảm bảo chất lượng điện áp cấp điện phục vụ đời sống người dân xã Đại Đình, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc cũng đề nghị Công ty CP dịch vụ điện Đại Đình cải tạo nâng cấp lưới điện hạ áp do đơn vị quản lý, nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành lưới điện, hoặc bàn giao lưới điện hạ áp cho Công ty Điện lực Vĩnh Phúc quản lý vận hành và kinh doanh bán điện, để Công ty Điện lực Vĩnh Phúc có cơ sở đầu tư cải tạo lưới điện hạ áp, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.
Thiết nghĩ, việc bàn giao lưới điện là chủ trương lớn của Nhà nước, không thể có một tổ chức, cá nhân nào chần chừ. Việc Công ty cổ phần dịch vụ điện này vẫn chần chừ không chịu bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý là điều rất thiệt thòi cho các hộ dân nông thôn.
Việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn về ngành điện quản lý là việc cần làm sớm, không để tình trạng người dân địa phương có đơn thư kéo dài đòi phải bàn giao cho ngành điện, rồi có đông bà con nông dân kéo lên trụ sở các cấp chính quyền phản ánh gây mất trật tự an ninh địa phương. Lúc đấy, người dân sẽ được trực tiếp mua điện với giá điện của Chính phủ quy định, không phải mua giá cao qua các tổ chức trung gian, hợp đồng mua bán điện và hóa đơn tiền điện minh bạch. Người dân còn được hưởng các dịch vụ của ngành điện như công nhân điện đến sửa kịp thời khi có sự cố, thông báo lịch cắt điện qua điện thoại… |