【kết quả victoria úc】Việc đổi mới mô hình tăng trưởng đang có rất nhiều cơ hội
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:15:25 评论数:
Mô hình cảng xanh: Bảo vệ môi trường,ệcđổimớimôhìnhtăngtrưởngđangcórấtnhiềucơhộkết quả victoria úc tăng lợi ích kinh tế Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh Nhiều động lực tăng trưởng, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp |
Ông đánh giá như thế nào về các động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua?
Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng tốt ở mức trung bình, dù trải qua nhiều biến động địa chính trị trên thế giới. Động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự đóng góp của ngành nông, lâm, thủy sản, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Đặc biệt có sự “góp sức” từ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP, tốc độ tăng năng suất lao động, kinh tế xanh…
Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam thời gian qua vẫn theo mô hình cũ, chưa thoát khỏi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại nhưng 5 năm gần đây có dấu hiệu chậm lại. Chúng ta muốn thay đổi theo hướng dịch vụ tăng lên nhưng chưa được; nông, lâm và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng đóng góp lớn; vai trò của tăng trưởng TFP còn yếu. Chênh lệch phát triển các vùng, liên kết vùng vẫn là vấn đề lớn.
Đặc biệt tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo, công nghệ, kỹ năng và sự tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế. Hơn nữa, mô hình tăng trưởng vẫn dựa vào lao động giá rẻ, tồn tại nền kinh tế nhị nguyên (nước ngoài và trong nước), lan tỏa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế, nhất là năng lực công nghệ, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tới 71%.
Đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam mới chỉ bằng 1/4 mức trung bình của thế giới (khoảng 0,56% GDP so với 2,2%). Hơn nữa, thể chế cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn bất cập, chưa đột phá, doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) thấp (chỉ 0,44%), trong khi ở Hàn Quốc là trên 80%... Vì vậy, chúng ta chưa cải thiện nhiều về năng suất lao động. Có thể thấy, trong giai đoạn 2016-2020, năng suất lao động tăng bình quân 5,8%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 chỉ tăng 4,3%… Hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam được đánh giá là thấp nhất trong khu vực (chỉ đứng trên Lào).
Một “điểm trừ” khác của mô hình tăng trưởng tại Việt Nam là khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển tương xứng với tiềm năng (chiếm tỷ trọng 44% GDP), doanh nghiệp Việt vẫn còn nhỏ, ít tập đoàn lớn... Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng xanh chưa đóng góp nhiều cho phát triển bền vững. Kinh tế tuần hoàn còn mới manh nha, chưa phát triển. Kinh tế biển xanh còn đang ở dạng tiềm năng là chính… Thể chế tuy có được cải thiện nhưng còn nhiều điểm nghẽn, thiếu đột phá, thí điểm, nhất là cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và cho các loại hình kinh tế mới (chia sẻ, fintech, dữ liệu...). Liên kết vùng kém, chưa phát huy tiềm năng, lợi thế vùng. Công nghệ, kỹ năng thấp làm hạn chế sự tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và hạn chế sự lớn mạnh về quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Vậy theo ông, Việt Nam có lợi thế trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng không và chúng ta cần triển khai những giải pháp gì để thay đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới?
Theo tôi việc đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội. Đó là xu hướng công nghệ mới (Cách mạng công nghệ 4.0), xanh và số trở thành khách quan; phong trào đổi mới sáng tạo; phong trào khởi nghiệp; cơ cấu dân số trẻ, tiếp cận công nghệ tốt; sản xuất, phân phối, tiêu dùng thông minh hơn… Chúng ta cũng có lợi thế của nước đi sau để rút kinh nghiệm.
Để đổi mới mô hình tăng trưởng cần dựa nhiều hơn vào các định hướng, động lực tăng trưởng mới, như: khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số; chuyển đổi xanh. Trước đây những vấn đề này chúng ta chỉ nói, nhưng trong giai đoạn tới cần làm thật thì mới có mô hình tăng trưởng chất lượng. Theo đó, cần sự đột phá ở khâu khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng và gắn kết với đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn, đi nhanh, đi thông minh.
Cụ thể, cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở cả trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện thực hóa tầm nhìn là cường quốc xanh hóa và số hóa nền kinh tế bằng các thể chế cho phát triển cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo đó, cần tiếp cận hệ sinh thái xanh, hệ sinh thái số, đổi mới sáng tạo, tạo ra mối liên kết chủ thể trong hệ sinh thái đảm bảo các điều kiện của hệ sinh thái. Hoàn thiện thể chế, chính sách, có thí điểm, đặc thù, đột phá. Sáng tạo trong huy động nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực ngoài nhà nước.
Cùng với đó, cũng cần đầu tư cho kết cấu hạ tầng trong đó có hạ tầng số, nền tảng số, ứng dụng số như AI, blockchain… để tạo ra sản phẩm số thương hiệu của Việt Nam. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích đầu tư cho khoa học, công nghệ và R&D ở các doanh nghiệp, trang trại... Chia sẻ, kết nối cơ sở dữ liệu và tài nguyên số, ứng dụng trong quản trị, điều hành; liên kết vùng, liên kết chuỗi, cụm ngành.
Ngoài ra, cũng cần chú ý tới chiều cạnh xã hội trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và môi trường như quản lý tài nguyên và ô nhiễm, phát thải... Thể chế thí điểm, đặc thù cho chuyển đổi kép (xây dựng và thí điểm các mô hình trên thực tiễn như ngân hàng số, fintech, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn,...) Tạo lập nền tảng văn hoá sáng tạo cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi kép, tiêu dùng bền vững, văn hóa sống xanh...
Xin cảm ơn ông!