当前位置:首页 > Cúp C1

【bxh giải scotland】Bộ trưởng Công Thương: Nhìn vào hiệu quả cắt giảm chứ không phải con số đẹp

bo truong cong thuong nhin vao hieu qua cat giam chu khong phai con so dep

Bộ Công Thương công bố sẽ cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ảnh internet.

Nhiều người đặt vấn đề "cắt giảm thế nào?ộtrưởngCôngThươngNhìnvàohiệuquảcắtgiảmchứkhôngphảiconsốđẹbxh giải scotland"

Ngày 13/10, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì cuộc họp về việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh- nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt, sau quyết định cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh vào ngày 20/9.

Sau khi quyết định được đưa ra, giới chuyên gia cũng như doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc cắt giảm một loạt thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, Phó trưởng phòng Xây dựng Pháp luật, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc cắt giảm của Bộ Công Thương thời gian qua là mạnh mẽ và chưa từng có, đã tác động ngay và tạo rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bà Hồng cũng bày tỏ băn khoăn về kế hoạch cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh trong thời gian tới sẽ được thực hiện như thế nào; quá trình chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm sẽ triển khai từ bao giờ và thực hiện ra sao. Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ xử lý thế nào đối với các Nghị định thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng.

Cũng có thái độ còn nghi vấn, ông Đặng Quang Vinh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cần phải tiếp tục rà soát và bổ sung thêm một số tiêu chí như thế nào là điều kiện kinh doanh, chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp và điều kiện gắn với mục tiêu quản lý bởi “tôi thấy nhiều điều kiện kinh doanh không gắn với mục tiêu quản lý nào”.

Dẫn trường hợp từ Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, ông Vinh cho biết, Nghị định này sau khi sửa vẫn giữ điều kiện "để kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu xăng dầu thì thương nhân phải có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, nếu không phải thuê sử dụng từ 5 năm trở lên". “Tôi không hiểu tại sao phải là 5 năm, nếu thuê 1 năm hay 6 tháng thì có tác hại gì không?", ông Đặng Quang Vinh đặt câu hỏi.

Cũng theo vị này, liệu có cần giữ lại các giấy phép trong khi đã chuyển sang hậu kiểm, chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện là được kinh doanh, Nhà nước có thể kiểm tra doanh nghiệp định kỳ hoặc bất thường nhưng hiện giờ vẫn còn quy định rất nhiều giấy phép, giấy chứng nhận.

Hiệu quả chứ không phải con số đẹp

Ông Trần Tuấn Anh một lần nữa khẳng định quan điểm của Bộ Công Thương khi cho rằng, rà soát, đơn giản hóa và cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt cùng với sự phát triển của toàn ngành trong thời gian tới và được xem xét ngay khi các văn bản quy phạm pháp luật đang được xây dựng và sắp ban hành chứ không phải khi đã ban hành rồi mới xem xét cắt giảm.

“Đừng nhìn vào các con số mà nhìn vào thực tế, 675, 700 thậm chí 1.000 – con số đó chẳng nói lên điều gì cả. Con số có thể cao hơn hoặc cũng có thể thấp hơn, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng nhất là việc cắt giảm ấy có đi vào thực chất hay không có tạo điều kiện thuận lợi cũng như gỡ khó cho doanh nghiệp hay không. Cắt giảm là thực chất chứ không phải đưa các con số ra cho đẹp”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Trước băn khoăn của Đại diện VCCI và Bộ Tư pháp về việc tại sao Bộ Công Thương không sớm có sự điều chỉnh, sửa đổi điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Nghị định 83, vị Bộ trưởng khẳng định, không phải chúng tôi không làm mà là sẽ làm sau khi có sự rà soát, xem xét một cách kỹ lưỡng, đầy đủ bởi xăng dầu là một lĩnh vực có đặc trưng rất riêng, liên quan đến các các thành phần, lĩnh vực kinh tế của đất nước.

Ông Tuấn Anh nói thêm: "Chúng tôi không cầu toàn mà xác định cái gì làm được ngay thì làm trước, nếu chưa thì làm lần lượt theo một quy trình, có sự xem xét một cách chi tiết, cụ thể, đảm bảo khi đã có sự điều chỉnh thì phải có sự phù hợp và đúng đắn".

Còn trong kinh doanh các ngành hàng như rượu, thuốc lá, xăng dầu, khí..., theo người đứng đầu ngành Công Thương, từ trước đến nay, các văn bản của chúng ta thường xây dựng theo quan điểm của những người làm luật là cơ quan hành chính, quản lý nhà nước và chỉ hướng về mục tiêu đơn giản là quản cho chặt mà nhiều khi không đánh giá lại và thực hiện đúng nội hàm quản lý nhà nước là gì. Vì vậy, trong quá trình rà soát, sửa đổi, cần chú ý đến tính thực tiễn hơn nữa.

Bên cạnh đó, ông Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đang có nhiều băn khoăn nhưng có thể thực hiện được nếu tăng vai trò cũng như trách nhiệm của cấp cơ sở trên cơ sở công khai, minh bạch cùng với công cụ giám sát.

“Chúng ta không chỉ thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm mà là thay đổi tư duy quản lý. Nếu không thống nhất từ trên xuống dưới thì nguy cơ ‘trên cởi dưới nghẽn’ – mở cổng nhưng không trổ cửa là có thể thấy nhãn tiền”, ông Trần Tuấn Anh nói.

分享到: