您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【kqbd châu á】Hãy chọn lựa biện pháp tránh thai phù hợp

Cúp C223667人已围观

简介Cán bộ Dân số-KHHHGĐ truyền thông về biện pháp tránh thai an toàn cho sinh viênVào năm 2007, liên mi ...

Cán bộ Dân số-KHHHGĐ truyền thông về biện pháp tránh thai an toàn cho sinh viên

Vào năm 2007,ãychọnlựabiệnpháptránhthaiphùhợkqbd châu á liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên Ngày Tránh thai thế giới được tổ chức tại châu Âu.

Năm 2021, nhân kỷ niệm lần thứ 14 Ngày Tránh thai Thế giới, Tổng Cục dân số - KHHGĐ chọn chủ đề: “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn” nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện có hiệu quả hoạt động hưởng ứng tránh thai.

Ths.BSCKII. Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHHGĐ nhấn mạnh: “Hoạt động hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới cần phải được thiết kế trong một kế hoạch tổng thể. Nội dung, thông điệp truyền thông, khẩu hiệu hành động phải được triển khai đồng bộ, thống nhất; tổ chức thực hiện tiết kiệm, lồng ghép hiệu quả với các hoạt động truyền thông thường xuyên tại mỗi cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, Ngày Tránh thai Thế giới cần nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ chủ động về hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng”.

Làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 đang lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền và đáp ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có việc cung cấp các phương tiện tránh thai. 

Tại Thừa Thiên Huế, thông qua việc triển khai Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản đến năm 2030 và Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của tỉnh đến năm 2030, các hoạt động đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ được tổ chức thường xuyên tại các cơ sở y tế, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chất lượng dịch vụ SKSS/KHHGĐ cũng ngày càng được nâng cao, đáp ứng đầy đủ dịch vụ cho khách hàng.

Bên cạnh đó, công tác hậu cần phương tiện tránh thai được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo kịp thời, thuận tiện cho các đối tượng sử dụng. Các loại phương tiện tránh thai được cung cấp cho cấp huyện theo nhu cầu của địa phương.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc triển khai Chiến dịch truyền thông Dân số - Kế hoạch hóa gia đình bị gián đoạn. Nhiều xã chưa triển khai được, làm ảnh hưởng đến kết quả Chiến dịch. Nhiều hoạt động truyền thông tại cộng đồng chưa được triển khai kịp thời tại cơ sở, như: sinh hoạt Câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, tư vấn hộ gia đình cũng như việc triển khai đáp ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho người dân tại cơ sở.

Thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu về kế hoạch hóa gia đình. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai; xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau. Qua đó, dần tiến tới xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình giữa các vùng địa lý, mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa.

Đồng Văn

Tags:

相关文章