Vào ngày 1/7 vừa qua,ìnhhìnhBiểnĐôngTrungQuốcbanhànhluậtanninhquốcgiavềBiểnĐôbảng xh c1 chính phủ Trung Quốc đã thông qua dự thảo đầu tiên của luật an ninh quốc gia mới trong một động thái có khả năng sẽ nâng cao tham vọng của Bắc Kinh trên vùng biển đang tranh chấp tại Biển Đông và khiến tình hình Biển Đôngthêm phần căng thẳng, phức tạp. Theo thông tin trên báo Pháp Luật TP. HCM, bộ luật mới của Trung Quốc đưa ra các vấn đề về an ninh mạng, khu vực bên ngoài, vùng biển sâu, các vùng cực, và cấp thiết nhất là Biển Đông. Được biết, bản đồ chính thức mới nhất của Trung Quốc thể hiện những vùng đất và vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép. Bản đồ chính thức mới nhất của Trung Quốc bao trùm cả những khu vực nước này tuyên bố chủ quyền trái phép, trong đó có Biển ĐôngPhát biểu trước giới truyền thông, Trịnh Thư Na – đại diện của Ủy ban Lập pháp tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết luật mới là một “điều kiện để chính phủ đảm bảo chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, hạnh phúc của nhân dân, sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”. Bà Trịnh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh trong không gian vật lý, cụ thể là những tuyên bố của nước này đối với các vùng lãnh thổ bị tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, trên thực tế, trong khi Mỹ và Nhật Bản đang hỗ trợ quân sự cho một số quốc gia khác chống lại Trung Quốc thông qua hình thức tuần tra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn đang hung hăng xây dựng các tiền đồn quân sự và cơ sở dân sự tại các đảo trong vùng biển tranh chấp. Bàn về động thái mới này của Trung Quốc, giới quan sát quốc tế cho rằng, luật an ninh quốc gia mới có thể sẽ đặt nền móng cho sự “quyết liệt” hơn nữa của Trung Quốc. Bonnie Glaser - cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington (Mỹ) cho biết: “Người Trung Quốc sẽ viện dẫn luật an ninh quốc gia, cùng với những luật nội địa khác để biện minh cho những hành động của mình tại Biển Đông”. Luật an ninh quốc gia của Trung Quốc giúp nước này linh hoạt hơn trong việc chống lại các mối đe dọa do những điều khoản rất “chung chung” và mơ hồ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích này. Bà Trịnh Thư Na tuyên bố: “Bất cứ chính phủ nào cũng sẽ cứng rắn và tránh nguy cơ tranh chấp, thỏa hiệp và can thiệp khi phải bảo vệ những lợi ích cốt lõi của quốc gia mình. Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ”. Trung Quốc vẫn đang hung hăng xây dựng các tiền đồn quân sự và cơ sở dân sự ở Biển ĐôngTrong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, quân đội Trung Quốc đã trang bị các máy bay săn ngầm tân tiến cho Hạm đội Biển Bắc để phát hiện và chống tàu ngầm ở các vùng biển tranh chấp, trong đó có Biển Đông, báo Tiền Phong đưa tin. Cụ thể, dòng máy bay chống tàu ngầm Gaoxin-6 (Y-8GX6) là phiên bản sửa đổi của dòng máy bay vận tải cỡ trung Y-8 và Y-9 của Tập đoàn Máy bay Thiểm Tây và được biên chế cho Hạm đội biển Bắc của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) từ cuối năm ngoái. Gaoxin-6 được thiết kế để hoạt động giống như máy bay săn ngầm P-3C của Mỹ. Hạm đội Biển Bắc chịu trách nhiệm các hoạt động ở Hoàng Hải, biển Nhật Bản, một số khu vực trên biển Hoa Đông và Bột Hải gần Bắc Kinh. Đơn vị trên không có biệt danh "Ưng biển" là lực lượng đa năng duy nhất của Hải quân Trung Quốc, có khả năng thực thi các nhiệm vụ trên biển và trên không. "Gaoxin-6 tập trung vào nhiệm vụ trinh sát và tìm kiếm tàu ngầm", ông Li nói. "Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có những tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới ở Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Đó là lý do Hải quân Trung Quốc quyết định triển khai máy bay Gaoxin cho Hạm đội biển Bắc trước tiên". Bên cạnh những nhiệm vụ này, "Ưng biển" đã bắt đầu tuần tra ở Biển Đông. Trung Quốc điều máy bay săn ngầm Gaoxin-6 ra Biển ĐôngPhân đội trên không đa năng của Hạm đội Biển Bắc có ít nhất 5 loại máy bay tiên tiến để thực hiện các nhiệm vụ cảnh báo sớm, chỉ huy và điều khiển, nắm bắt mục tiêu từ xa, thu thập dữ liệu chiến lược và thông tin. "Ưng biển" được trang bị Gaoxin thường xuyên được cử đi thực hiện nhiệm vụ ở khu vực tranh chấp thuộc Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi có các tàu của nước ngoài. Theo thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Mỹ), Hạm đội biển Hoa Đông và Hoa Nam của PLA sẽ sớm nhận được Gaoxin. Nhà nghiên cứu Li nói rằng, việc sản xuất máy bay Gaoxin sẽ được đẩy nhanh và sẽ được trang bị cho các hạm đội ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo đó, Gaoxin-6 được trang bị ngư lôi, tên lửa chống hạm, thủy lôi và phao phát hiện âm thanh, có tầm hoạt động tối đa khoảng 5.000 km. Loại máy bay này có thể chở hơn 10 tấn. Minh Thùy (T/h) Nhật Bản mang tình hình Biển Đông và Hoa Đông lên bàn hội nghị G7 |