当前位置:首页 > Thể thao

【bang xep hang 2 anh】Thủ tướng chủ trì hội nghị đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước

thu tuong chu tri hoi nghi doi moi nang cao hieu qua hoat dong doanh nghiep nha nuocLàm gì để “phá băng” sức ỳ trong cổ phần hóa,ủtướngchủtrìhộinghịđổimớinângcaohiệuquảhoạtđộngdoanhnghiệpnhànướbang xep hang 2 anh thoái vốn?- Bài cuối: Đã có cơ sở để xem xét trách nhiệm cá nhân
thu tuong chu tri hoi nghi doi moi nang cao hieu qua hoat dong doanh nghiep nha nuocChính phủ đưa ra 3 nhóm giải pháp đẩy mạnh quản lý vốn và cổ phần hóa DNNN
thu tuong chu tri hoi nghi doi moi nang cao hieu qua hoat dong doanh nghiep nha nuocCác chuyên gia kiến nghị gì về cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước?
thu tuong chu tri hoi nghi doi moi nang cao hieu qua hoat dong doanh nghiep nha nuoc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.

Sau Hội nghị đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg.

Theo đó, đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2017, có 526 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Như vậy theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 707/QĐ-TTg thì các cơ quan, đơn vị sẽ phải thực hiện xây dựng phương án cơ cấu lại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với 526 doanh nghiệp nhà nước.

Tuy vậy, tính đến ngày 30/9/2019, mới có 148 doanh nghiệp nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại theo Quyết định số 707. Số lượng doanh nghiệp chưa được phê duyệt phương án cơ cấu lại là 378 (chiếm 71%). Trong 9 tháng đầu năm 2019 có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 9/2019, đã có 168 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.056 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 206.694 tỷ đồng.

Về tình hình thực hiện thoái vốn, lũy kế trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9/2019, cả nước đã thoái được 24.510 tỷ đồng, thu về 170.629 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2018 có 502 doanh nghiệp nhà nước, theo đó tổng vốn chủ sở hữu tăng 5%, tổng tài sản tăng 2%, tổng doanh thu tăng 9%, nộp ngân sách Nhà nước tăng 5% so với thực hiện năm 2017.

Tại hội nghị hôm nay, các bộ, ngành liên quan sẽ báo cáo cụ thể việc triển khai xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công tại Chỉ thị số 01 của Thủ tướng. Các đại biểu sẽ thảo luận về tình hình triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trong đó có đánh giá cụ thể về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và kiến nghị, đề xuất.

thu tuong chu tri hoi nghi doi moi nang cao hieu qua hoat dong doanh nghiep nha nuoc
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nêu rõ, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua đã đạt kết quả tích cực; công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã thực chất, đảm bảo minh bạch, công khai hơn. Tuy nhiên, vẫn còn vướng mắc về thể chế.

Hiện công tác cổ phần hóa tại một số tập đoàn, tổng công ty như Agribank, Vinafood, VNPT đang gần như đình trệ bởi các đơn vị này đều có quy mô lớn, có mặt tại 63 tỉnh, thành phố; nếu như một địa phương không phê duyệt được phương án sử dụng đất thì tất cả công tác này đều đình trệ.

Hay như quy định về xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, xác định giá trị lịch sử, văn hóa là như thế nào, quy định còn chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, tại một số bộ, ngành và địa phương trọng điểm, cổ phần hóa đang diễn ra rất chậm, đặc biệt là 2 thành phố lớn. Vấn đề đặt ra là: Xác định trách nhiệm người đứng đầu, nguyên nhân ra sao, cần phải được làm rõ?!

“Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu công khai, minh bạch, chúng ta đã quán triệt thực hiện rất tốt, bước đầu đã phát hiện trong quá trình thoái vốn có tình trạng cố ý làm trái pháp luật và trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nên không thể chủ quan. Sẽ có xem xét xử lý trách nhiệm với tinh thần khách quan, công khai, minh bạch, đặt lợi ích của Nhà nước lên trên hết. Ở khâu tổ chức thực hiện, còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm”- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành, doanh nghiệp thảo luận về những vướng mắc về cơ sở pháp lý hiện hành, mặc dù đã có các hướng dẫn nhưng tại sao còn rất chậm; tình hình đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán còn rất hạn chế nhưng chưa có ai bị cách chức vì sai phạm, kể cả việc phân loại đánh giá chưa thực hiện nhưng cũng không có người bị kỷ luật. Đây là thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp.

分享到: