Empire777Empire777

【nhận định cúp c2】ĐBQH lo lắng về tình trạng mua sắm trang thiết bị y tế 'gần như đóng băng'

Quốc hội dành cả sáng 13/6 thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh,ĐBQHlolắngvềtìnhtrạngmuasắmtrangthiếtbịytếgầnnhưđóngbănhận định cúp c2 chữa bệnh (sửa đổi).

ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) khẳng định chủ trương xã hội hóa, liên doanh liên kết, hợp tác đặt máy móc thiết bị trong bệnh viện là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bù đắp thiếu hụt ngân sách cho y tế. Sau một thời gian triển khai đã mang lại kết quả tích cực, nâng cao công tác khám chữa bệnh, người dân không cần phải ra nước ngoài, không phải chuyển tuyến, vượt tuyến lên trên.

Tuy vậy, theo bà Thủy, quá trình triển khai thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề. Đó là, tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm, chỉ định dịch vụ kỹ thuật cao và quá mức cần thiết với máy móc xã hội hóa, gây tốn kém cho túi tiền của người dân và bảo hiểm y tế. Đáng lưu ý do thiếu quy hoạch rõ ràng nên có sự mất cân đối lớn trong huy động nguồn lực.

ĐB Nguyễn Thị Thủy

ĐB cũng cho biết, xã hội hóa liên doanh liên kết hiện nay chủ yếu tập trung những thành phố lớn trong khi những địa phương khó khăn cần xã hội hóa lại không thể xã hội hóa được dẫn tới thiệt thòi cho bệnh nhân khu vực này.

Qua theo dõi các vụ án trong lĩnh vực y tế vừa qua, bà Thủy nhận định việc “thổi giá” không chỉ trong dự án đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế mà còn trong triển khai đề án xã hội hóa liên doanh liên kết hợp tác đặt máy móc thiết bị, khám chữa bệnh tại một số bệnh viện công lập.

ĐB dẫn chứng ở bệnh viện Bạch Mai đã ký hợp đồng cho đối tác đặt robot hỗ trợ kỹ thuật, với giá máy trong hợp đồng liên kết gấp hơn 5 lần giá trị thực (từ 7,4 tỉ lên 39 tỉ), làm lợi cho nhóm một người nhưng gây thiệt hại cho hơn 600 bệnh nhân.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp phân tích nguyên nhân do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu chặt chẽ, có nhiều lỗ hổng dẫn tới nhiều khó khăn cho bệnh viện trong triển khai vừa rủi ro cho bệnh viện và đơn vị tư nhân tham gia và dễ lợi dụng để cấu kết nhóm lợi ích gây thiệt hại cho bệnh nhân và nhà nước. Các chuyên gia chỉ rõ để khắc phục bất cập tồn tại này phải sửa đổi trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó có Luật Khám chữa bệnh.

Bà cho biết theo dự thảo luật chỉ có điều 90 quy định về xã hội hóa: “Nhà nước thực hiện đa dạng hóa loại hình khám chữa bệnh, khuyến khích huy động và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở khám chữa bệnh, hoạt động liên doanh liên kết của cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước”.

Việc chỉ quy định mang tính chủ trương như vậy, ĐBQH cho rằng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vì những khó khăn vướng mắc xã hội hóa liên doanh liên kết trong lĩnh vực y tế do pháp luật thiếu rõ ràng, thiếu cụ thể vốn kéo dài trong nhiều năm thì nay càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh xảy ra các vụ án y tế.

Bà cũng nêu, tiến trình xã hội hóa trong lĩnh vực y tế hiện nay “gần như đang đặt ở nút tạm dừng, hoạt động mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng toàn ngành gần như đóng băng và không dám triển khai”. Trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng nâng cao và các bệnh viện, nhà quản lý đang trông chờ sửa đổi bổ sung thật là cụ thể trong các quy định pháp luật trong đó có dự thảo luật Khám chữa bệnh.

Theo đó, bà Thủy kiến nghị có quy định cụ thể về nguyên tắc những yêu cầu đặc thù của xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; bổ sung có cơ chế kiểm soát chống sự biến tướng, chống lợi ích nhóm; có cơ chế khuyến khích triển khai xã hội hóa y tế trong những vùng còn khó khăn.

ĐB Trần Khánh Thu (Thái Bình) nhất trí với các chính sách của Nhà nước được quy định trong dự thảo Luật về việc Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, song ĐB cho rằng các điều khoản cụ thể của dự thảo Luật chưa thể chế được đầy đủ chủ trương xã hội hóa dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

ĐB  Trần Khánh Thu 

Bà cũng phân tích điều 90 dự thảo Luật như ĐB Thủy về quy định về xã hội hóa còn chung chung, chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa cơ sở ngoài công lập và công lập, chưa cụ thể chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài công lập, chưa có phân tách vùng thuận lợi vùng khó khăn để khuyến khích đầu tư vào vùng khó khăn.

Bà Thu đề nghị rà soát lại quy định này nhằm bảo đảm đồng bộ, minh bạch. Mặt khác, ĐB cũng lưu ý đến chính sách tự chủ trong lĩnh vực y tế nhưng các cơ sở y tế chưa được tự quyết định giá dịch vụ, định mức kinh tế kỹ thuật ban hành từ năm 2012 không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

ĐB cũng đề nghị rà soát các quy định về chức danh cấp giấy phép hành nghề. Quy định rõ vai trò phạm vi hành nghề của các chức danh mới cần cấp giấy phép hành nghề trong luật.

Trần Thường - Thu Hằng

Bệnh viện mà lại thiếu thuốc, điểm nghẽn ở đâu cần xóa ngayĐúng như những gì đã dự đoán mấy tháng trước, chuỗi cung ứng thuốc chữa bệnh đã thực sự bị đứt gãy, nhiều bệnh viện lâm vào tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế.
赞(618)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【nhận định cúp c2】ĐBQH lo lắng về tình trạng mua sắm trang thiết bị y tế 'gần như đóng băng'