【lịch thi đấu bóng đá giao hữu câu lạc bộ】Người phụ nữ hạnh phúc

作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:17:50 评论数:

Lâm Chi 

BPO - Nếu có một danh xưng mà tôi muốn dành cho mẹ mình thì đó chính là “Người phụ nữ hạnh phúc”. 

Hạnh phúc đó một phần đến từ sự trưởng thành của chị em tôi. Nhưng phần nhiều hạnh phúc ấy lại đến từ ba của tôi - một người thầy giáo yêu nghề và sống nhiệt thành với hết thảy mọi người. Với riêng mẹ,ườiphụnữhạlịch thi đấu bóng đá giao hữu câu lạc bộ ba luôn là người thấu hiểu nhất dù ông không thuộc típ người lãng mạn.

Ba mẹ cưới nhau đến nay đã gần 40 năm. Thời gian đủ để thay đổi rất nhiều thứ. Thời gian đã biến một thanh niên trai tráng giờ thành người đàn ông gần 70 tuổi. Còn mẹ, từ cô thiếu nữ xinh đẹp hát hay, múa dẻo nay cũng đã ngoài 60. Thời gian cũng mang đến cho gia đình chúng tôi rất nhiều sự thay đổi tích cực. Từ căn nhà tập thể chật hẹp, mưa thì dột, nắng thì nóng, nay ba mẹ đã có ngôi nhà khang trang, kiên cố; 2 đứa con đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Thế nhưng, thời gian ấy không làm phai nhạt đi tình cảm của ba dành cho mẹ, ngược lại ngày càng bền chặt hơn.

Tôi thường nghe mọi người nói rằng: Hạnh phúc của người phụ nữ là thước đo sự tử tế của đàn ông. Cứ nhìn vào cử chỉ, lời nói của mẹ khi nói về ba đầy tự hào, sẽ hiểu niềm hạnh phúc của mẹ tôi lớn đến nhường nào. Thực tế, nếu so về sự thành công, đầy đủ của mẹ tôi với những phụ nữ cùng tuổi thì không bằng. Nhưng nếu so về sự thấu hiểu của ba tôi dành cho mẹ thì không nhiều người phụ nữ có được điều ấy.

Cách đây hơn 45 năm, mẹ tôi theo ông cậu vào Bình Phước làm việc tại một trường mẫu giáo. Khi ấy với ngoại hình xinh xắn và giọng hát xứ Nghệ dịu dàng, mẹ có khá nhiều đồng nghiệp nam để ý. Vậy mà mẹ lại chọn ba tôi với vẻ ngoài không có gì nổi bật, mà theo giải thích của mẹ, “vì ba con là người chân thành nhất”. 

Là người phụ nữ miền Trung chịu thương chịu khó, mẹ chắt chiu dành dụm rồi từng bước thực hiện ước mơ của mình trong âm thầm, lặng lẽ. Tất cả mọi thứ đều được mẹ tiết kiệm và sử dụng rất kỹ. Cái thau, cái nồi, cái rổ…, nhiều cái tuổi đời còn lớn hơn cả tôi mà vẫn sáng bóng. Vậy nhưng, chưa bao giờ mẹ tiết kiệm tình yêu thương dành cho cha con chúng tôi. 

Hiểu được tình yêu thương của mẹ dành cho gia đình nên ba luôn là bờ vai vững chắc của mẹ. Điều gì ba cũng nghĩ cho mẹ trước. Ba sẵn sàng vào bếp nhóm lửa nấu cơm, rửa chén, lau nhà… Trước khi đi công tác dài ngày, ba sẽ chẻ một đống củi thật lớn, cắt cỏ vườn rẫy sạch sẽ. Khi mẹ mệt, ba chạy qua nhà này nhà kia tìm cho đủ nguyên liệu nấu nồi nước xông, đi công tác có món nào ngon là mua về cho mẹ con ăn thử. Thậm chí mua từng cái chén, cái nồi đẹp - điều mà không nhiều người đàn ông muốn làm. 

Ba không phải người đàn ông lãng mạn và cũng chẳng biết nói những điều ngọt ngào như những bộ phim ngôn tình, thậm chí ba chưa từng tặng mẹ một bó hoa, một món quà đắt tiền. Giống như tình yêu của ba dành cho mẹ cũng vậy, không phô trương, không hoa mĩ… 

“Lương đưa đủ. Ngủ ở nhà. Không la cà. Không táy máy” là câu bông đùa nhưng cũng là “châm ngôn sống” của ba. Cứ mỗi lần nghe câu đùa ấy là đôi mắt mẹ lại rạng ngời hạnh phúc và đến tận bây giờ, niềm hạnh phúc ấy chưa khi nào tắt. 

Từ ngày tham gia hội dưỡng sinh, mẹ có nhiều cơ hội được thực hiện ước mơ của mình. Được hát, được múa nên tinh thần mẹ cũng tươi tắn hơn. Những ngày sắp đến 20-10, mẹ tôi lại xúng xính váy áo đi trình diễn, giao lưu cùng các cô, bác trong khu phố mà không cần phải lo lắng đến việc nhà vì đã có ba lo liệu. “Mẹ đã dành cả thanh xuân cho gia đình rồi, giờ là lúc để mẹ được sống cho mình” - ba cười khi thấy tôi băn khoăn việc mẹ để ba lẻ loi một mình như vậy. 

Dịp 20-10 năm nay, cũng như mọi năm, tôi biết sẽ không có bó hoa nào của ba dành cho mẹ. Nhưng có hề gì, bởi với mẹ, 365 ngày trong năm mẹ đều đã được tôn vinh. Bằng chính tình cảm chân thành, sự thấu hiểu và sẻ chia, mỗi ngày đi qua đều là ngày 20-10 mà ba dành cho mẹ...