Đậu phụ
Những tranh cãi xung quanh đậu nành vẫn tiếp diễn với một nghiên cứu công bố trên tờ Dementia and Geriatric Cognitive Disorder,ạithựcphẩmcóhạichonãđội hình al taee gặp al-nassr trong đó các tác giả nhận thấy có sự liên quan giữa việc ăn nhiều đậu phụ - khoảng 9 lần hoặc hơn mỗi tuần - với tăng nguy cơ bị suy giảm nhận thức và trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu phân tích lượng đậu phụ tiêu thụ của 719 người Indonesia - cả nam và nữ, và sau đó cho họ làm một loạt bài kiểm tra trí nhớ. Những người ăn trên 9 phần đậu phụ mỗi tuần khó đối mặt với những bài kiểm tra đòi hỏi cao về trí nhớ cao những người ăn ít.
Dù chưa thể kết luận - mối liên hệ chỉ đơn thuần là có liên quan, chứ không phải là nhân quả - nhưng các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng các chất phytoestrogen trong đậu phụ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Tuy nhiên, trước khi quay trở lại thói quen ăn bít- tết, hãy cân nhắc rằng món tempeh - một món ăn khá phổ biến làm từ đậu nành lên men khá phổ biến – đã thực sự được thấy là cải thiện trí nhớ trong nghiên cứu này.
Muối
Trong khi cuộc tranh cãi về tác động của muối đối với huyết áp và bệnh tim mạch còn chưa ngã ngũ, thì một nghiên cứu mới đây lại thấy rằng ăn nhiều muối cộng với ít hoạt động thể lực có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng nhận thức.
Các nhà nghiên cứu Canada đã theo dõi hoạt động thể lực và lượng muối tiêu thụ của 1.262 người, tuổi từ 67 đến 84. Các đối tượng tham gia được xếp vào ba nhóm: ăn ít, ăn trung bình và ăn nhiều muối. Những thay đổi đáng kể nhất được thấy ở những người ít hoạt động thể lực; những người ăn ít muối và ít hoạt động biểu hiện suy giảm về nhận thức chậm hơn những người ăn nhiều muối và ít hoạt động.
May mắn là ta vẫn có thể đảo ngược tình thế: Theo một nghiên cứu trên tờ Neurobiology of Aging, việc tập thể dục thường xuyên sẽ trung hòa các ảnh hưởng tiêu cực của muối đối với não và tim mạch.
Chất béo trans
Thêm một lý do nữa để vui mừng với lệnh cấm chất béo trans của FDA: loại thực phẩm này làm tổn hại đến trí nhớ của bạn.
Một nghiên cứu trên tạp chí PLoS One thấy rằng ăn nhiều chất béo trans có liên quan với khó nhớ từ ngữ. Nghiên cứu đã theo dõi 1018 người và lượng chất béo trans mà họ ăn, từ 3,8g đến 27,7g/ngày. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành một nhiệm vụ buộc họ phải xác định những từ mới so với các từ lặp lại trong một dãy các từ. Với mỗi gam chất béo trans tiêu thụ mỗi ngày, trung bình đối tượng nhớ lại được ít hơn 0,76 từ.
Điều này có nghĩa là những người ăn nhiều chất béo trans nhất mỗi ngày sẽ nhớ lại được 65 từ đúng, trong khi những người bình thường khác nhớ được 86 từ.
Cá ngừ
Đây là một loại thực phẩm dễ chế biến, cung cấp nhiều protein cho một bữa ăn sau khi bạn trở về từ phòng tập. Nhưng không có nghĩa là nó tốt cho trí não của bạn.
Theo một nghiên cứu trên tờ Intergrative Medicine: Những người ăn hơn 3 phần ăn là các loại cá có vị trí cao trong chuỗi thức ăn - như cá ngừ, cá mú, cá hanh, cá vược, cá kiếm hoặc cá mập - mỗi tuần ( hoặc hơn bốn phần một tháng ) có nguy cơ bị suy giảm nhận thức. Thủ phạm? Tất nhiên là hàm lượng thủy ngân cao.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích thói quen ăn hải sản của 384 người và cho họ làm một loạt các bài kiểm tra về nhận thức. Những người có hàm lượng thủy ngân trong máu cao nhất có điểm kiểm tra thấp hơn những người có hàm lượng thủy ngân thấp nhất.
Chất béo no
Các nhà nghiên cứu trường đại học Montreal thấy rằng khi cho những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo no (khi 50% lượng calo đến từ các chất béo có hại như dầu cọ và bơ) bị suy giảm chức năng của hệ thống dopamine mesolimbic ở não –phần não chịu trách nhiệm về động lực và hạnh phúc, cũng như có vai trò trong các rối loạn tâm trạng, nghiện ma túy và ăn uống quá độ.
Ngược lại, những con chuột ăn nhiều các chất béo không no chuỗi đơn, như dầu ô liu, không biểu hiện mối liên quan này. Nghiên cứu cũng thấy rằng chất béo no làm suy yếu hệ thống tự thưởng ở con vật, khiến chúng ăn nhiều để bù lại cho cảm giác không thỏa mãn.
Theo Dân trí
Lào Cai: Cá khô nục hấp sấy gây ngộ độc thực phẩm